Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh trở lại
Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong số 59 trường chưa thể đón học sinh tới trường học tập trực tiếp, có 20 trường mầm non, 20 trường tiểu học, 18 trường trung học cơ sở và 1 trường trung học phổ thông.
Đây là các trường nằm ở địa bàn vùng trũng, đường vào trường hoặc sân trường bị ngập nước, có nhiều gia đình học sinh phải đi sơ tán chưa thể đến trường học. Căn cứ tình hình cụ thể, các nhà trường đã triển khai phương án ứng phó linh hoạt.
Đơn vị duy nhất ở cấp trung học phổ thông của thành phố chưa thể dạy học trực tiếp là Trường Trung học phổ thông Sơn Tây (thị xã Sơn Tây), do đường vào trường còn ngập khá sâu, tiềm ẩn nguy cơ không an toàn cho học sinh. Nhà trường đã chuyển trạng thái từ dạy - học trực tiếp sang dạy - học trực tuyến nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh và hạn chế làm ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học 2024-2025.
Đoàn học sinh Hà Nội đại diện cho Việt Nam đã đạt thành tích cao nhất từ trước tới nay với 100% thành viên đoạt giải thưởng trong kỳ thi Olympic Toán và Khoa học Quốc tế (IMSO) 2024, xếp hạng thứ 2 toàn đoàn.
Chiều 5/10, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đã phối hợp với Viện Khoa học an toàn Việt Nam tổ chức chuyên đề “Tập huấn kỹ năng giảng dạy phòng chống tai nạn thương tích” cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025.
Quận Hoàng Mai vừa tổ chức phát động tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với nhiều hoạt động phong phú, thúc đẩy văn hóa đọc.
Bộ GD-ĐT dự kiến các địa phương có thể chọn thi tuyển vào lớp 10 với 3 môn gồm Toán, Văn và một môn được bốc thăm ngẫu nhiên.
24 trường công lập chất lượng cao, công lập tự chủ tài chính của Hà Nội thu học phí từ 300.000 - 6,57 triệu đồng một tháng.
0