Hà Nội dành 9,2 tỷ đồng hỗ trợ nạn nhân vụ cháy
Theo Nghị quyết, HĐND thành phố quyết định 7 nội dung, gồm:
1, Hỗ trợ người phải cấp cứu và điều trị tại cơ sở y tế. Mức hỗ trợ 30 triệu đồng/người.
2, Hỗ trợ kinh phí cấp cứu và điều trị nạn nhân tại các cơ sở y tế
Trường hợp người phải cấp cứu và điều trị tại cơ sở y tế tử vong trong quá trình cấp cứu và điều trị thì được hỗ trợ thêm cho đại diện thân nhân người tử vong 20 triệu đồng/người từ ngân sách quận Thanh Xuân.
3, Hỗ trợ tiền tạm cư Đối tượng hộ gia đình được hỗ trợ tạm cư là 6 triệu đồng/tháng/hộ gia đình, thời gian hỗ trợ 6 tháng. Cá nhân ở ghép trong cùng một căn hộ hoặc hộ gia đình có 1 người là 1,5 triệu đồng/tháng/người; thời gian hỗ trợ 6 tháng. Nguồn kinh phí từ ngân sách quận Thanh Xuân, hình thức hỗ trợ 1 lần bằng tiền mặt.
4, Hỗ trợ học phí, chi phí học tập cho học sinh, sinh viên
Mức hỗ trợ 15 triệu đồng/học sinh, sinh viên, nguồn kinh phí từ ngân sách quận Thanh Xuân, hình thức hỗ trợ 1 lần bằng tiền mặt.
5, Hỗ trợ tiền chăm sóc trẻ em mồ côi có cha (mẹ) hoặc cả cha và mẹ tử vong tại thời điểm xảy ra vụ cháy hoặc trong thời gian cấp cứu và điều trị
Đối tượng là trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, mức hỗ trợ 100 triệu đồng/trẻ; trẻ em mồ côi cha (hoặc mẹ), mức hỗ trợ 70 triệu đồng/trẻ.
6, Hỗ trợ đại diện thân nhân người tử vong. Với đối tượng là đại diện thân nhân người tử vong, mức hỗ trợ 50 triệu đồng/người tử vong. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách thành phố và ngân sách quận Thanh Xuân, hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt.
7, Hỗ trợ tang lễ, hỏa táng người tử vong tại vụ cháy hoặc trong thời gian cấp cứu và điều trị.
Hình thức hỗ trợ được chi trả cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Cùng với chính sách của Thành phố, các tổ chức chính trị xã hội trên và nhân dân đã tích cực quyên góp ủng hộ, chung tay hỗ trợ nạn nhân sớm ổn định cuộc sống. Số tiền hỗ trợ qua 2 kênh MTTQ phường Khương Đình và MTTQ quận Thanh Xuân, tính đến 17h ngày hôm nay 23/9 là hơn 79,5 tỷ đồng
Sau 10 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai, chiều qua ( 22/9 ),10 bệnh nhân được xuất viện đã được chính quyền địa phương cùng người dân trên địa bàn quận Thanh Xuân chuẩn bị sẵn nơi ở để tạm ổn định cuộc sống./.
UBND thành phố Hà Nội sẽ thành lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành cấp thành phố, tập trung đối tượng là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, trọng tâm vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Ất Tỵ và các lễ hội.
Sở Du lịch Hà Nội và UBND quận Ba Đình sẽ phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề "Đêm Trúc Bạch" và công bố Quyết định công nhận 03 điểm du lịch: Di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh, đền Voi Phục và đảo Ngọc - Trúc Bạch với nhiều điểm nhấn hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo sự hưởng ứng của người dân và du khách.
Dự án xây dựng tuyến đường từ phố Vũ Quỳnh đến đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm) được khởi công xây dựng từ năm 2020. Sau gần 4 năm thi công, dự án vẫn còn dang dở, trở thành nơi tập kết rác thải gây ô nhiễm môi trường và mất mĩ quan đô thị.
UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 tại huyện Quốc Oai.
Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu hết năm 2024 đón khoảng 26,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế. Thời điểm này, số lượng du khách đến Thủ đô đã gần đạt mục tiêu đề ra.
Trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện đang tồn tại nhiều bãi rác tự phát, tồn đọng lâu ngày không thu dọn đã trở thành những chân điểm rác gây ô nhiễm môi trường, làm xấu cảnh quan đô thị.
0