Hà Nội đề xuất giám sát khi thuê, mua nhà ở XH
Đối với nhà ở xã hội hội sử dụng nguồn vốn đầu tư công, UBND thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố tham gia Hội đồng xét duyệt; với nhà ở xã hội sử dụng nguồn tài chính Công đoàn, Liên đoàn Lao động thành phố tham gia Hội đồng xét duyệt.
Đối với nhà ở xã hội không sử dụng 2 nguồn vốn trên thì sau 30 ngày (kể từ khi khởi công), chủ đầu tư dự án có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi UBND cấp huyện nơi có dự án các thông tin liên quan để theo dõi, giám sát.
Dự thảo hiện đề xuất việc thu hồi sẽ áp dụng với bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền nhà ở từ 3 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; cho thuê lại, cho mượn hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua…
19.000 căn hộ mới được cung cấp ra thị trường Hà Nội tính từ đầu năm 2024, nhưng giá nhà vẫn không hạ mà còn đắt hơn, đang tạo ra nghịch lý bất thường cho thị trường nhà ở.
UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo “Quyết định ban hành quy định về quản lý bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố”.
Để chống thất thoát và lãng phí tài sản Nhà nước, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.
Tại Công điện số 112 vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm những dự án tồn đọng, dừng thi công; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng để chống lãng phí.
Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP. HCM Nguyễn Toàn Thắng vừa ký văn bản để chấn chỉnh tình trạng kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động về đất đai, tránh gây phiền hà, lãng phí thời gian cho người dân.
Cách đây 13 năm, ngôi nhà 5 tầng số 49 Huỳnh Thúc Kháng bị sập. 43 hộ dân ở đơn nguyên 1, tòa nhà chung cư 51 phố Huỳnh Thúc Kháng phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn. Từ đó đến nay, nhiều phương án xây dựng lại chung cư này được đưa ra, nhưng vẫn chưa thể thực hiện.
0