Hà Nội - Đến để yêu
Anh Jack Soloman năm nay 26 tuổi, sinh ra tại Hà Nội. Mẹ của anh là người Việt Nam còn bố là người Anh. Sau nhiều năm sống ở Anh, Jack Soloman đã trở về Hà Nội, nơi anh sinh ra và sẽ gắn bó với mảnh đất này.
Khi về Hà Nội sống, anh thường xuyên đến thăm ông bà ngoại - những người Hà Nội gốc đã sinh sống nhiều đời ở đây. Anh thường cùng gia đình ăn trưa hoặc ăn tối. Việc có thể đến thăm họ bất cứ lúc nào là một trong những lý do thôi thúc anh trở về Hà Nội. Không có từ ngữ nào diễn tả được niềm hạnh phúc được ở bên gia đình trong bữa ăn.
"Một điều thú vị ở những người bà Việt Nam, đó là bà thường nấu rất nhiều đồ ăn và luôn muốn cháu của mình ăn thêm nữa, thêm nữa. Ngay cả khi người cháu đã no căng, bà lại có thêm các món tráng miệng. Sự chăm sóc giữa những người thân trong gia đình với nhau là văn hóa tuyệt vời ở đây", anh Jack Soloman chia sẻ.
Theo lời kể của anh Jack Soloman, bà của anh là một người nấu giỏi nhất mà anh từng biết. Mỗi khi đến nhà, bà thường nấu những món ăn theo phong cách truyền thống gia đình như cơm, canh, rau, dưa. Những món ăn tưởng chừng đơn giản lại là những điều mà anh thích nhất, vì đó là món ăn của gia đình, bình thường như biết bao gia đình Hà Nội khác. Điều mà anh luôn mơ ước trong suốt những năm tháng ở Anh.
Jack Soloman cho biết, anh yêu ánh nắng và thời tiết mùa thu Hà Nội. Đây có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất mỗi năm. Hà Nội có đủ sắc thái thời tiết, đó là điều thú vị. Ví dụ như mùa hè thì rất nóng và thời điểm khác trong năm thì lại rất ẩm ướt.
Anh muốn trở thành một nhiếp ảnh gia giống như bố của mình. Và một lý do nữa khiến anh trở về Hà Nội vì Hà Nội dường như là thiên đường cho mọi nhiếp ảnh gia. Ánh sáng, màu sắc, nhịp sống nhộp nhịp mỗi ngày. Bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, bất kỳ khoảng khắc con người nào ở đây cũng đều thú vị để chụp lại. Điều đó cuốn hút anh ở lại đây.
Trong quá trình lang thang chụp ảnh, tiếp xúc trò chuyện với mọi người, anh hòa nhập được với văn hóa, cuộc sống và con người nơi đây.
"Tôi yêu Hà Nội bởi sự đa dạng văn hóa ở nơi này. Bạn có thể bắt gặp những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi bên cạnh những tòa nhà hiện đại. Mặc dù là thành phố lớn, Hà Nội vẫn có dáng vẻ của một ngôi làng cổ xưa - nơi mà văn hóa cộng đồng làng xã rất đậm nét. Rất khó để tìm thấy văn hóa làng xã ở một thành phố lớn và hiện đại như thế này, có những không gian chung và mọi người tụ tập để cùng sinh hoạt", Jack Soloman bày tỏ.
Hàng quán có ở khắp nơi, thời tiết đẹp, con người thân thiện. Anh Jack Soloman cho rằng, Hà Nội là nơi rất hấp dẫn để sinh sống, và nhiều người bạn là người nước ngoài cũng nghĩ như anh.
Sống ở Việt Nam, đặc biệt là sống ở Hà Nội là điều mà anh Jack Soloman luôn mong muốn. Anh có công việc, có gia đình, có những người họ hàng ở đây và anh sẽ ở đây một thời gian rất dài, có thể là mãi mãi.
Với những ý nghĩa đặc biệt, hoạt động trình diễn di sản ẩm thực, talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ.
Gắn liền với mùa xuân, không thể quên đi những chiếc đầu lân, đầu rồng hay đầu sư tử - các linh vật biểu trưng cho niềm may mắn của năm mới. Sự rộn ràng và náo nức của mỗi mùa Tết thường đến trước hết với các xưởng sản xuất đầu lân, sư, rồng.
Sáng nay (11/1), tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chương trình trình diễn di sản ẩm thực cùng talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức.
Gần ba tuần nữa là đến Tết, người Tứ Liên, Nhật Tân không sốt ruột. Cứ bình thản, quất Tứ Liên, đào Nhật Tân sẽ mang tết tới cho mọi nhà.
Nhắc đến Bát Tràng, mọi người thường nghĩ nơi đây là một trong những vùng tinh hoa nghề gốm lâu đời của Việt Nam. Thế nhưng ít ai biết rằng, Bát Tràng còn có nền văn hóa ẩm thực truyền thống độc đáo, trong đó cỗ Bát Tràng được xem là mâm cỗ thể hiện trọn vẹn nét đẹp tinh túy đặc sắc văn hóa ẩm thực của xứ Kinh kỳ xưa.
Sự tươi mới của mùa xuân không chỉ đến trong không khí Tết rộn ràng mà còn hiện lên trong những tà áo dài rực rỡ. Mặc áo dài vào dịp Tết là cách mà những người phụ nữ Hà Nội thể hiện nét đẹp thanh lịch của mình để đón chào năm mới.
0