Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển công nghiệp xanh

Thủ tục đất đai, hành chính, giải phóng mặt bằng vẫn là những vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Tích cực tháo gỡ khó khăn, đi thẳng vào các vấn đề bức xúc, còn tồn tại, hướng tới đầu tư công nghiệp xanh, sạch, bền vững là các công tác cụ thể được các cơ quan chức năng của Hà Nội chú trọng thời gian tới.

Tính đến nay, thành phố Hà Nội có 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất sử dụng là 1.348 ha. Các khu công nghiệp đã thu hút được 709 dự án, trong đó có 300 dự án đầu tư nước ngoài vốn đăng ký gần 6,7 tỷ USD; 409 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký hơn 26.000 tỷ đồng.

Hà Nội hiện có 70 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động phân bố tại 17 quận, huyện, thị xã, thu hút khoảng 3.864 chủ đầu tư doanh nghiệp thứ phát, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho 60.000 lao động, nộp ngân sách Nhà nước khoảng 1.100 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, quá trình quản lý, đầu tư, phát triển, hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Tại Hội nghị “Đối thoại gỡ khó, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố” vừa được tổ chức, thành phố đã tiếp nhận 80 ý kiến liên quan đến 3 nhóm vấn đề chính gồm thủ tục đất đai, thủ tục hành chính, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho các khu, cụm công nghiệp.

Thành phố Hà Nội hiện có 10 khu công nghiệp, 70 cụm công nghiệp đi vào hoạt động.

"Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của thành phố và các cơ quan trong việc cải cách thủ tục hành chính, thêm cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp. tuy nhiên chúng tôi cần nhanh hơn nữa, đặc biệt trong việc giải phóng mặt bằng, hỗ trợ thủ tục thành lập dự án khu công nghệ cao sinh học hà nội, quy hoạch 1/2000 của dự án này" - Ông Ulrich Petersen, Giám đốc Đầu tư và Marketing dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội chia sẻ.

Tại hội nghị đối thoại, ý kiến của các doanh nghiệp đã được đại diện các sở, ban, ngành, địa phương trả lời trực tiếp.

Ngay tại Hội nghị, ý kiến của các doanh nghiệp đã được lãnh đạo thành phố, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương trả lời trực tiếp, cụ thể. Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, chủ đầu tư các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thường xuyên tổ chức các Hội nghị giao ban định kỳ và đột xuất để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Thành phố sẽ khắc phục triệt để tình trạng phát triển công nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, không bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường, phòng chống cháy nổ..., phải đáp ứng tiêu chuẩn và định hướng phát triển văn minh, hiện đại.

Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các sở, ngành cần triển khai đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn; thực hiện miễn giảm thuế, phí; các chính sách hỗ trợ người lao động. Cùng đó, hỗ trợ tìm kiếm, mở rộng thị trường và kênh phân phối sản phẩm, kết nối tiêu thụ hàng hóa; nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp như các lĩnh vực: đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên môi trường, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội,…

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương rà soát, cập nhật và bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, vào quy hoạch của thành phố. Thành phố Hà Nội luôn coi trọng phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu thúc đẩy phát triển các khu công nghệ cao, khu công nghệ sinh học, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn, để thu hút các nhà đầu tư sử dụng công nghệ cao và kiểm soát được vấn đề về ô nhiễm  môi trường, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay (25/4), tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Một trong những phát biểu đáng chú ý nhất tại sự kiện chính là việc, chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cho biết sẽ tài trợ thêm 1 tỉ USD cho VinFast trong thời gian tới.

Tính từ đầu năm đến nay, đồng Đô la Mỹ đã tăng khoảng 4,76%. Áp lực tỉ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Công ty Cổ phần Bông Sen, doanh nghiệp liên quan đến sai phạm của Vạn Thịnh Phát, đang chậm trả 4.800 tỷ nợ gốc và hơn 1.060 tỷ lãi trái phiếu.

Chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng công khai lãi suất cho vay bình quân. Đây được kỳ vọng là một trong những giải pháp để người dân, doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng vay với lãi suất rẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lãi suất cho vay bình quân cần phải sát với nhu cầu thực tế, chứ không chỉ là bình phong.

Trong báo cáo gửi Bộ Xây dựng về quản lý, giám sát việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản, Bộ Tài chính cho biết trong năm nay có 92 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, tổng nợ vay đáo hạn hơn 99.500 tỷ đồng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua đã kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép, nhôm của Trung Quốc, với lí do cạnh tranh không công bằng. Động thái này có nguy cơ đẩy căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế đầu tàu thế giới thêm trầm trọng, với phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.