Hà Nội dự kiến có thêm bốn quận mới vào năm 2025

Theo lộ trình thành phố đặt ra, hai huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ lên quận đầu năm 2025; Thanh Trì, Hoài Đức phấn đấu lên quận cuối năm 2025.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án đầu tư, xây dựng phát triển 5 huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng) thành quận.

Thành phố yêu cầu 5 huyện rà soát về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính. Trường hợp chưa đủ điều kiện thì phải triển khai phương án sắp xếp, đảm bảo các tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên theo Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm được giao phối hợp với các bên liên quan, phấn đấu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận vào quý IV/2024 hoặc quý I/2025.

Một góc huyện Đông Anh nhìn từ trên cao. Ảnh: Ngọc Thành/ VnExpress.

Hai huyện Thanh Trì và Hoài Đức xây dựng các giải pháp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí chưa đạt để trình Thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận vào quý IV/2025.

Trước đó, đề án lên quận của hai huyện Đông Anh và Gia Lâm đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương vào năm 2023, dự kiến trình Chính phủ và Thường vụ Quốc hội vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, việc này sau đó bị lùi lại.

Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành phố trực thuộc Trung ương phải có tỷ lệ quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện đạt từ 60% trở lên. Nghĩa là Hà Nội phải có từ 18 quận trở lên, nhưng hiện mới có 12 quận, một thị xã và 17 huyện (đạt 43% đơn vị hành chính đô thị).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 - một sự kiện thường niên đã trở thành thương hiệu của du lịch Hà Nội đã được tổ chức, nhằm lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa, bản sắc dân tộc nói chung và vẻ đẹp rất đỗi đặc trưng của Hà Nội nói riêng thông qua hình ảnh tà áo dài duyên dáng Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) đã tổ chức giới thiệu “Tài liệu lưu trữ quốc gia Tiếp quản Thủ đô”.

Hình ảnh đoàn quân hùng dũng qua các cửa ô tiến về giải phóng Thủ đô cách đây 70 năm được tái hiện hào hùng trong chương trình " Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đã chạm vào cảm xúc của người dân Thủ đô và công chúng cả nước.

Với vị trí, vai trò là trung tâm hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ...Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện và hoàn thành sứ mệnh của Thủ đô với “Tầm vóc mới - Vị thế mới”... đây là lời của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trong bài phát biểu tại buổi lễ “Ngày hội văn hóa vì Hòa bình" diễn ra vào sáng 6/10, tại Hà Nội.

"Dòng Chảy Di Sản" là phần thứ 2 trong Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" diễn ra vào sáng ngày 6/10/2024 tại Hà Nội. Lễ hội tri thức dân gian, di sản truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, những tập quán và những làng nghề, gắn liền với lịch sử văn hóa trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính các di sản đó đã tạo nên chiều sâu, bề dày văn hóa của Thăng Long Hà Nội.

Màn biểu diễn thực cảnh quy mô lớn mang tên “Hà Nội - Ngày trở về chiến thắng”, tái hiện hình ảnh đoàn quân tiến về Giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954 đã được diễn ra hào hùng, đầy cảm xúc tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Những hình ảnh không chỉ gợi nhớ thời khắc lịch sử hào hùng của Thủ đô mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng hòa bình trong tâm thức mỗi người.