Hà Nội được cấp phép xây công trình phục vụ nông nghiệp

Phát triển bền vững các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung là nội dung mới được Luật Thủ đô (sửa đổi) đề cập khá chi tiết tại Điều 32.

Hơn 4 ha nho của Hợp tác xã (HTX) Duy Tới, xã Chương Dương, huyện Thường Tín, đang chuẩn bị được thu lứa nho đầu tiên. Nhưng đến nay, sau hơn ba năm triển khai đầu tư, HTX vẫn chưa thể xây dựng được khu nhà kho bảo quản sản phẩm. Thời hạn thuê đất ngắn cũng đang là nỗi lo.

Trang trại trồng rau hữu cơ tại Từ Vân, huyện Thường Tín, của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hoàng Gia, được triển khai từ gần 5 năm nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp này hiện đang phải xin đấu thầu tiếp với địa phương để tiếp tục được thuê đất. Đây chính là rào cản đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Vũ Tuấn Linh, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hoàng Gia, cho hay: “Vấn đề chúng tôi trăn trở nhất là thời hạn thuê đất, nó dẫn đến suất đầu tư và thời gian thu hồi vốn bị hạn chế. Đối với trang trại làm hữu cơ thì thời hạn lại càng chậm nữa. Vì vậy, thời hạn thuê đất làm cho hướng đầu tư bị cản trở. Vì vậy, rất mong trong quá trình thay đổi Luật Đất đai, Luật Thủ đô thì có cơ chế mở đối với đầu tư vào nông nghiệp”.

Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo bền vững cho phát triển nông nghiệp.

Những vướng mắc các doanh nghiệp, hộ nông dân đang gặp phải, đã được quy định tại Điều 32 của Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.

Tại khoản 3 và 4, Điều 32, Luật Thủ đô sửa đổi, quy định UBND thành phố được quyết định:

Một là, cho phép xây dựng trên đất nông nghiệp các công trình phụ trợ bán kiên cố để phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, cảnh quan du lịch, giáo dục trải nghiệm tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

Hai là, HĐND thành phố quy định chi tiết tỷ lệ diện tích xây dựng, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp phép, loại công trình phụ trợ bán kiên cố tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo quy định tại điểm b khoản 3 điều này.

Những nội dung được quy định rõ ràng, cụ thể sẽ góp phần thu hút cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Khi các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành luật được ban hành và UBND, HĐND thành phố Hà Nội có quy định cụ thể, các nút thắt trong đầu tư nông nghiệp, những bất cập về quỹ đất, vốn và công nghệ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sẽ được tháo gỡ, mở hướng đi mới cho Hà Nội phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.