Hà Nội gia tăng bệnh nhân đau mắt đỏ
Hiện nay, mỗi ngày, Bệnh viện Mắt Hà Nội thường xuyên khám và điều trị cho gần 400 bệnh nhân mắc các bệnh lý về mắt, trong đó có đến 30% là mắc bệnh đau mắt đỏ. Với gần 30 bệnh nhân thường xuyên điều trị nội trú, đã có đến 20% bệnh nhân nặng viêm kết mạc biến chứng.
Bệnh đau mắt đỏ hiện nay đang bùng phát thành dịch. Tác nhân gây bệnh thường do các chủng virus như Adenovirus, Enterovirus, virus Coxsackie gây ra, lây lan qua đường hô hấp và qua tiếp xúc như tay bẩn, dụng cụ đồ chơi có dính rỉ mắt của người bệnh. Biểu hiện của bệnh có thể dễ nhận biết, như: Mắt đỏ, sưng tấy, mắt có nhiều rỉ gèn, rất khó chịu. Khi bị bệnh, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế khám chữa và được tư vấn điều trị, tránh không tự mua thuốc điều trị nhất là các thuốc nhỏ mắt có chứa Corticoid dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Vừa qua, Bộ Y tế và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã phát động hiến mô tạng “cho đi là còn mãi” tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư mới quy định về phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73.
Việc khám sàng lọc khiếm thính, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh về chức năng nghe cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh của thành phố đã và đang được triển khai miễn phí tại 10 quận, huyện ở Hà Nội.
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Báo cáo của gần 700 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cho thấy, chỉ tính riêng năm 2023 đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, người mắc sởi trong thời gian gần đây tiếp tục gia tăng, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi và trên 11 tuổi, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm phòng.
0