Hà Nội hỗ trợ hiệu quả phát triển làng nghề
Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 12/2023, nhiều triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ làng nghề đã được Sở Công thương Hà Nội tổ chức tại nhiều địa phương có nghề truyền thống như Mây tre Phú Vinh, huyện Chương Mỹ, Bát Tràng huyện Gia Lâm hay Trạch Xá, huyện Ứng hòa. Các triển lãm đều thu hút rất đông khách tham quan, tìm hiểu nghề truyền thống. Đây cũng là những hoạt động được các nghệ nhân, các làng nghề đánh giá cao trong kiến tạo môi trường triển khai các hoạt động hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất kinh doanh làng nghề hình thành và phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội hiện có hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, 318 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được công nhận. Tổng doanh thu hàng năm từ các làng nghề trên địa bàn Hà Nội ước đạt bình quân trên 20.000 tỷ đồng. Kinh tế làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm. Trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10-20 tỷ đồng/năm.
Để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, những năm qua, thành phố Hà Nội luôn quan tâm, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh ngành nghề nông thôn. Trong đó, phê duyệt nhiều đề án, dự án, giao các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện, thúc đẩy việc đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Giai đoạn 2022 - 2025, Hà Nội tập trung phát triển các sản phẩm OCOP tại các làng nghề truyền thống. Trong đó, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và bảo vệ môi trường sinh thái.
Để thực hiện mục tiêu trên, Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể như: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm làng nghề, hỗ trợ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, xây dựng website làng nghề. Đồng thời, gắn công tác bảo tồn và phát triển làng nghề với chương trình phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Sau hơn 8 tháng thi công và với tổng mức đầu tư gần 89 tỷ đồng, dự án vườn hoa hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được khánh thành vào dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô. Việc kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng người dân tự ý mở bán hàng, quán, đảm bảo an ninh trật tự vẫn được lực lượng chức năng duy trì xử lý hàng ngày.
Rất nhiều hàng quán ngang nhiên chiếm dụng hết phần vỉa hè và lòng đường, trên hè thì ô tô đỗ chắn hết lối đi, khiến người đi bộ không còn chỗ đi lại.
Tối 15/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Trung Tiến, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Trong suốt 6 tháng phát động, Ban Tổ chức Cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính (CCHC) Hà Nội năm 2024 đã huy động 100% các cơ quan, đơn vị tham gia. Các giải pháp, sáng kiến năm nay được đánh giá là thiết thực, vừa giúp cơ quan công quyền tối ưu hóa quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, vừa làm lợi nhiều cho người dân và doanh nghiệp.
Sau 6 tháng phát động và triển khai, cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của thành phố Hà Nội đã đi tới vòng chung khảo, với 6 ý tưởng tốt nhất tham gia tranh giải.
0