Hà Nội hỗ trợ hiệu quả phát triển làng nghề
Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 12/2023, nhiều triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ làng nghề đã được Sở Công thương Hà Nội tổ chức tại nhiều địa phương có nghề truyền thống như Mây tre Phú Vinh, huyện Chương Mỹ, Bát Tràng huyện Gia Lâm hay Trạch Xá, huyện Ứng hòa. Các triển lãm đều thu hút rất đông khách tham quan, tìm hiểu nghề truyền thống. Đây cũng là những hoạt động được các nghệ nhân, các làng nghề đánh giá cao trong kiến tạo môi trường triển khai các hoạt động hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất kinh doanh làng nghề hình thành và phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội hiện có hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, 318 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được công nhận. Tổng doanh thu hàng năm từ các làng nghề trên địa bàn Hà Nội ước đạt bình quân trên 20.000 tỷ đồng. Kinh tế làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm. Trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10-20 tỷ đồng/năm.
Để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, những năm qua, thành phố Hà Nội luôn quan tâm, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh ngành nghề nông thôn. Trong đó, phê duyệt nhiều đề án, dự án, giao các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện, thúc đẩy việc đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Giai đoạn 2022 - 2025, Hà Nội tập trung phát triển các sản phẩm OCOP tại các làng nghề truyền thống. Trong đó, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và bảo vệ môi trường sinh thái.
Để thực hiện mục tiêu trên, Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể như: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm làng nghề, hỗ trợ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, xây dựng website làng nghề. Đồng thời, gắn công tác bảo tồn và phát triển làng nghề với chương trình phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Bên cạnh hệ thống giao thông liên huyện, các trục tỉnh lộ và quốc lộ liên tục được nâng cấp, cải tạo, thời gian qua, huyện Phú Xuyên cũng chú trọng vào các dự án giao thông nội đồng, các trục liên xã.
Sáng 21/12, nhân kỷ niệm 52 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tại Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên.
Thực hiện phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn TP. Hà Nội, sáng 21/12, Ban Tổ chức và 16 thí sinh tham dự vòng Chung kết “Tiếng hát Hà Nội 2024”, cùng CTCP Công nghệ xanh GODA đã tham gia tổng vệ sinh sân chơi Công viên rừng Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm).
Từ đầu tuần qua, đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" đã được toàn Đảng bộ thành phố triển khai sâu rộng.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương.
Sáng 21/12, Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam và tri ân những đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
0