Hà Nội hướng đến xây dựng hệ thống giao thông thông minh
Với diện tích và dân số hiện nay cũng như tương lai, đề án nhận đinh Hà Nội thuộc nhóm “siêu đô thị’, đối mặt với các vấn đề lớn về ùn tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường. Do vậy, nhằm giải quyết đồng bộ, bền vững các thách thức, Thủ đô cần nhanh chóng trở thành thành phố thông minh, trong đó phát triển hệ thống giao thông thông minh là một trong các trụ cột chính.
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố đang trong giai đoạn xây dựng, chưa hoàn thiện. Tỷ lệ đất dành cho giao thông mỗi năm tăng chưa đến 1%, chưa đạt một nửa so với yêu cầu.
Vận tải hành khách công cộng mới chỉ có hai đoạn tuyến đường sắt trên cao hoạt động, còn chủ yếu vẫn dựa vào xe buýt, đáp ứng chưa đến 20% nhu cầu đi lại của người dân, trong khi các phương thức giao thông xanh khác chưa phát triển.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, điều hành giao thông chưa tập trung, nhiều đơn vị, tổ chức cùng tham gia, nhưng thiếu kết nối, chia sẻ dữ liệu, dẫn đến hiệu quả khai thác không cao, lãng phí. Trước thực trạng này, giải pháp hiệu quả là cần tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác quản lý, điều hành giao thông.
TS. Đặng Minh Tân – Khoa Cầu đường bộ Trường Đại học Giao thông Vận tải, cho rằng: "Hạ tầng giao thông của chúng ta mỗi năm chỉ tăng chưa đến 5%, trong khi phương tiện có những thời điểm tăng đến 30 - 40%. Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông chi phí lớn, thời gian triển khai chậm, trong khi đó, đầu tư cho hệ thống giao thông thông minh nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ theo như kinh nghiệm Hàn Quốc, Nhật Bản, khi đầu tư cho giao thông thông minh, có thể giải quyết được hơn 20% vấn đề ùn tắc giao thông. 20% có thể nói là một con số rất lớn".
Đề án đưa ra khung kiến trúc chung, chiến lược và các giải pháp về cơ chế chính sách, về công nghệ và đầu tư nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông Thủ đô Hà Nội an toàn, thông minh, hiện đại, bền vững; là cơ sở để quản lý đầu tư các dự án ứng dụng giao thông thông minh sau này.
Ông Phan Trường Thành – Trưởng phòng Kế hoạch tài chính Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho biết: "Định hướng của giao thông thông minh Hà Nội trong thời gian tới, xuất phát từ việc học hỏi các nước trên thế giới, chúng tôi đề xuất sẽ tận dụng trên những nền tảng sẵn có. Đầu tiên chúng ta phải thống nhất xây dựng một khung tiêu chuẩn chung cho giao thông thông minh. Thứ hai là thống nhất một hệ thống camera chung đo đếm lưu lượng, khi cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu thì tất cả các dữ liệu đó gửi về một trung tâm, chúng tôi hoàn toàn có thể xử lý được. Chính vì vậy, định hướng và cũng là mong muốn của chúng tôi là thành lập một trung tâm điều hành, quản lý giao thông thông minh chung của thành phố".
Để đảm bảo tính khả thi và tối ưu, ngoài việc kế thừa và tích hợp các chương trình, dự án công nghệ đã hoàn thành, hệ thống giao thông thông minh của thành phố sẽ huy động mọi nguồn lực xã hội và sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước khi triển khai các giải pháp.
Theo đề án, hệ thống giao thông thông minh thành phố Hà Nội gồm 4 phần chính: người dùng ITS, phương tiện giao thông tích hợp thiết bị thông minh, cơ sở hạ tầng giao thông thông minh và trung tâm điều hành giám sát giao thông thành phố. Lộ trình thực hiện sẽ chia làm ba giai đoạn: 2025 – 2027, 2028 – 2030 và sau năm 2030.
Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút, ngày 23 tháng 12 năm 2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Hà Nội cùng TP.HCM đang đi đầu trong nỗ lực kiểm định khí thải xe máy. Riêng TP Hà Nội sẽ áp dụng thí điểm thực hiện việc phân vùng phát thải thấp với khí thải phương tiện, trong đó, có giới hạn với mô tô, xe máy.
Không khí rộn ràng, náo nhiệt của mùa Giáng sinh 2025 đang tràn ngập khắp mọi nẻo đường trung tâm TP Hồ Chí Minh. Hân hoan, vui vẻ và hạnh phúc là những cảm xúc mà người dân TP. Hồ Chí Minh đang đón nhận và tận hưởng trong mùa Giáng sinh năm nay.
Thời điểm này, người dân vùng hoa Mê Linh đang tất bật chuẩn bị những công đoạn chăm bón, cắt tỉa cuối cùng để đưa ra thị trường những loại hoa nở đẹp nhất đúng dịp Tết.
Tại Chỉ thị số 46 vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng sai phép, trái phép, các trường hợp tự ý chuyển đổi công năng từ nhà ở riêng lẻ sang các loại hình sản xuất, kinh doanh khác mà không bảo đảm điều kiện an toàn PCCC.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngàynên nhiều nhà máy đã chủ động lên kế hoạch sản xuất từ rất sớm nhằm tạo điều kiện cho mọi công nhân, người lao động được nghỉ Tết thuận lợi.
0