Hà Nội hướng tới là thành phố học tập toàn cầu

Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam.

Tham dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Chủ tịch MTTQ Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Lan Hương, cùng hơn 3.500 đại biểu.

70 năm qua, ngành Giáo dục Thủ đô đã có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng, trở thành trung tâm giáo dục hàng đầu cả nước. Toàn Thành phố có hơn 2.900 trường học với gần 2,3 triệu học sinh, gần 130.000 giáo viên. Năm 2024, tỉ lệ tốt nghiệp THPT của toàn Thành phố đạt 99,81%.

Năm 2024 cũng là năm Hà Nội có sự bứt phá mạnh mẽ về chất lượng giáo dục mũi nhọn khi có hai học sinh giành HCV Olympic quốc tế. Song hành cùng với các cột mốc phát triển quan trọng của Thủ đô, ngành Giáo dục đã góp phần tích cực trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp chung của giáo dục cả nước.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua đã quy định những chính sách đặc thù cho giáo dục Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Quốc hội đang xem xét thông qua Luật Nhà giáo với nhiều nội dung quan tâm và phát triển giáo dục, đặc biệt là vai trò của người thầy trong các cơ sở giáo dục.

Thời gian tới, ngành Giáo dục Thủ đô sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, xây dựng Hà Nội trở thành thành phố học tập toàn cầu. Cùng với đó, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ học sinh Thủ đô - những chủ nhân tương lai, lực lượng quan trọng trong thực hiện các mục tiêu chiến lược của đất nước.

Nhân dịp này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất - phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước dành cho ngành Giáo dục Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội đang phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế. Trong thời gian qua, việc phân cấp phân quyền đã được đẩy mạnh, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Số trường không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ từ mùa tuyển sinh năm 2025 tiếp tục tăng. Ngoài các trường đại học top đầu như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội..., còn có các trường đại học top giữa và các trường đại học địa phương, như Đại học Nha Trang.

Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam.

Sáng 12/11, Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD-ĐT thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Chương trình có sự tham gia của 3.500 đại biểu đại diện các trường mầm non, phổ thông và được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 Đài Hà Nội, đồng thời, kết nối trực tuyến với các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố, trên các nền tảng ứng dụng số và mạng xã hội.

Sáng 11/11, tại TP. HCM đã diễn ra buổi gặp mặt nhà giáo đi B và nhà giáo nội đô nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Giờ đây, các thầy các cô đã ngoài 80 nhưng tinh thần thì vẫn vẹn nguyên như khi ‘xếp bút nghiên, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước’.