Hà Nội hướng tới tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu quả
Tiếp và làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà. Quá trình xây dựng đề án, thành phố Hà Nội thực hiện nghiêm túc chủ trương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các văn bản hướng dẫn của Trung ương, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm.
Số lượng đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Hà Nội là 79, trong đó có: 49 xã; 28 phường và hai thị trấn.
Sau sắp xếp, đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội sẽ giảm từ 579 xuống còn 518 đơn vị hành chính, giảm 61 đơn vị hành chính. 99,02% tỷ lệ cử tri cho ý kiến sắp xếp; có 96% đồng ý với tên gọi mới.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội khẳng định, trong quá trình thực hiện đề án, thành phố luôn quan tâm đến phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức; phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức; phương án xử lý trụ sở, tài sản công.
Trên cơ sở những ý kiến góp ý của đoàn công tác, thành phố Hà Nội tiếp thu, rà soát, đánh giá lại toàn bộ đề án để hoàn thiện trình Bộ Nội vụ xem xét, cho ý kiến.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng ghi nhận mặc dù có số lượng đơn vị hành chính phải sắp xếp, sáp nhập lớn nhất cả nước, nhưng thành phố Hà Nội rất khẩn trương, quyết liệt triển khai các bước quy trình để gửi đề án về Bộ Nội vụ.
Trưởng đoàn công tác lưu ý, trong quá trình sắp xếp, Hà Nội đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ cho bộ máy chính quyền mới đảm bảo tinh gọn, chất lượng, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; có phương án giải quyết số lượng hơn 1 nghìn cán bộ dôi dư.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị thành phố Hà Nội tiếp tục hoàn thiện văn bản bổ sung các nội dung góp ý của các thành viên trong đoàn công tác gửi về Bộ Nội vụ để trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong thời gian sớm nhất.
Trước đó, sáng 11/7, đoàn công tác đã tiến hành khảo sát các xã, phường trong diện sắp xếp của huyện Ứng Hòa và quận Đống Đa. Ghi nhận sự vào cuộc tích cực, khẩn trương, quyết liệt triển khai các bước quy trình sáp nhập, đoàn công tác ghi nhận một số kiến nghị của các địa phương: cần quan tâm đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai khi sáp nhập; hỗ trợ cho người dân thực hiện các thủ tục hành chính khi sáp nhập, thay đổi tên gọi.
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, chiều 20/11, theo giờ địa phương, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Phòng trào Cánh tả Thống Nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực của Chính phủ Cộng hòa Dominicana.
Ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 21/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc phản ứng của Việt Nam trước việc Tổng thống Philippines ký ban hành đạo luật các vùng biển, đạo luật về luồng Hàng hải vùng nước quần đảo của Philippines và việc Trung Quốc công bố thông báo tên gọi tiêu chuẩn một phần các đảo, bãi của Trung Quốc ở Nam Hải gồm 64 thực thể tại biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ngày 21/11, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của báo chí về tình hình leo thang xung đột nguy hiểm hiện nay tại Ukraine khiến đại sứ quán một số nước tại Ukraine có thể sẽ đóng cửa.
Ngày 20/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Sáng 21/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Còn nhiều ý kiến băn khoăn về tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm.
0