Hà Nội hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết

Nhằm hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết 15/6, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thành phố phối hợp với UBND huyện Đan Phượng đã phát động toàn thành phố chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, cả nước ghi nhận trên 100.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 22.000 trường hợp mắc, 3 trường hợp tử vong. Hà Nội là địa phương có dịch sốt xuất huyết lưu hành cao. Trong 5 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố đã ghi nhận gần 700 ca bệnh tại 30/30 quận, huyện, thị xã (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2023). Các huyện vùng ven tiếp giáp như: Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thanh Oai đang ghi nhận nhiều ca mắc Sốt xuất huyết.

Tháng 5 vừa qua, lần đầu tiên vắc xin phòng sốt xuất huyết được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam, mở ra hy vọng mới trong công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, cho đến khi vắc xin được sử dụng rộng rãi, các biện pháp phòng, chống hiện nay còn nhiều khó khăn, chủ yếu là hoạt động diệt bọ gậy, diệt muỗi vằn, phụ thuộc nhiều vào ý thức và sự tự giác của người dân, cộng đồng.

Toàn thành phố đã ghi nhận gần 700 ca bệnh trong 5 tháng đầu năm 2024

Tại buổi phát động, Sở Y tế Hà Nội - thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố đã lưu ý các địa phương cần vào cuộc tích cực hơn trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết. Hàng tuần, mỗi hộ gia đình hãy dành 10 phút để phòng, chống sốt xuất huyết bằng cách diệt bọ gậy, thả cá trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tiếp nối ký ức hào hùng của hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Hà Nội là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, sáng ngời tình yêu đất nước, truyền thống nhân văn và trân trọng hoà bình.

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 - một sự kiện thường niên đã trở thành thương hiệu của du lịch Hà Nội đã được tổ chức, nhằm lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa, bản sắc dân tộc nói chung và vẻ đẹp rất đỗi đặc trưng của Hà Nội nói riêng thông qua hình ảnh tà áo dài duyên dáng Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) đã tổ chức giới thiệu “Tài liệu lưu trữ quốc gia Tiếp quản Thủ đô”.

Hình ảnh đoàn quân hùng dũng qua các cửa ô tiến về giải phóng Thủ đô cách đây 70 năm được tái hiện hào hùng trong chương trình " Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đã chạm vào cảm xúc của người dân Thủ đô và công chúng cả nước.

Với vị trí, vai trò là trung tâm hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ...Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện và hoàn thành sứ mệnh của Thủ đô với “Tầm vóc mới - Vị thế mới”... đây là lời của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trong bài phát biểu tại buổi lễ “Ngày hội văn hóa vì Hòa bình" diễn ra vào sáng 6/10, tại Hà Nội.

"Dòng Chảy Di Sản" là phần thứ 2 trong Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" diễn ra vào sáng ngày 6/10/2024 tại Hà Nội. Lễ hội tri thức dân gian, di sản truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, những tập quán và những làng nghề, gắn liền với lịch sử văn hóa trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính các di sản đó đã tạo nên chiều sâu, bề dày văn hóa của Thăng Long Hà Nội.