Hà Nội khẳng định thương hiệu 'Thành phố sáng tạo'
Sau gần 4 năm thực hiện các sáng kiến để thúc đẩy thiết kế trong các chương trình phát triển văn hóa – kinh tế xã hội, Hà Nội đã thực hiện đầy đủ các nội dung, sáng kiến và cam kết với UNESCO khi ứng cử gia nhập Mạng lưới. 2 nhóm lĩnh vực được thành phố tập trung là: ban hành các cơ chế, chính sách, kế hoạch thực hiện và tổ chức các hoạt động cụ thể thực hiện sáng kiến, cam kết. Đáng chú ý có 3 sáng kiến cấp độ địa phương gồm: Kiến tạo Trung tâm Thiết kế sáng tạo Hà Nội, xây dựng và hỗ trợ các không gian sáng tạo tại Hà Nội, chương trình truyền hình tài năng sáng tạo Hà Nội; Cùng 3!sáng kiến cấp độ quốc tế gồm: Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội, tổ chức Diễn đàn Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO ở khu vực Đông Nam Á năm 2023 và Mạng lưới các nhà thiết kế sáng tạo trẻ.
Thành phố sáng tạo không đơn thuần là một danh hiệu, mà là chiến lược phát triển với trọng tâm và ưu tiên bảo đảm mỗi người dân đều được phát huy khả năng sáng tạo, tham gia và thụ hưởng bình đẳng, tạo nên bản sắc của thành phố. Lễ hội thiết kế sáng tạo 2023 là minh chứng rõ ràng cho định hướng đó của Hà Nội. Đặc biệt, lễ hội năm nay hướng đến vấn đề được dư luận quan tâm, đó là ứng xử với những di sản công nghiệp.
Việc phát triển mạng lưới các Phành phố sáng tạo đòi hỏi dựa trên 3 trụ cột chính: Thiết kế, cộng đồng và sáng tạo. Theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay các hoạt động sáng tạo ở Hà Nội so với các thành phố sáng tạo phát triển khác còn khoảng cách khá xa. Cộng đồng những cá nhân, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo mong muốn thành phố có thêm nhiều giải pháp ưu tiên hơn nữa, có các cơ chế, chính sách mới, phù hợp để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia mở rộng các không gian sáng tạo, nuôi dưỡng tài năng, tạo ra sản phẩm tinh hoa, từ đó tạo nguồn lực mạnh mẽ để phát triển Hà Nội - Thủ đô sáng tạo đích thực.
Bất kỳ một thành phố nào khi tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo đều kỳ vọng sự phát triển. Tuy nhiên, yêu cầu lớn mà UNESCO đặt ra là các sản phẩm sáng tạo “phải sống được và tạo sinh kế cho người sáng tạo cũng như cộng đồng”.
Kinh nghiệm đổi mới, phát triển du lịch gắn với các giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống - từ chính các nguồn lực sẵn có của nhiều thành phố trên thế giới khá tương đồng với Thủ đô Hà Nội, cũng có thể là 1 cách làm mà Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh. Việc này đã được ghi nhận tại thành phố Rome, Italy
Hình ảnh những đoàn khách du lịch rong ruổi trên những con phố cổ của Rome trên chiếc xe Vespa sidecar như thế này, đã trở nên quen thuộc với người dân và du khách.
Khi những chiếc xe Vespa đã trở thành biểu tượng đặc trưng của đất nước hình chiếc ủng, thì những tour du lịch bằng phương tiện đặc biệt này càng khiến nhiều du khách thích thú.
Anh Luca Di Trapano - Hướng dẫn viên du lịch cho biết: “Rome giống như một mê cung, và việc di chuyển bằng những chiếc xe này không chỉ giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn mà còn mang tới cho bạn một góc nhìn rất khác về những con đường, những địa điểm, công trình của thành phố.”
Trong khi đó, với những người đam mê ẩm thực, một chuyến đi khám phá những quán ăn địa phương ẩn sâu trong những con ngõ nhỏ lại mang tới những trải nghiệm khác lạ. Là trung tâm nghệ thuật ẩm thực lớn từ thời La Mã cổ đại, ngành du lịch thành phố đang tận dụng lợi thế này để thu hút khách du lịch.
Anh Simon Lee – Khách du lịch Anh tâm sự: “Đây là lần thứ hai tôi tới Rome và muốn thử một trải nghiệm mới mẻ. Và tôi đã không hề thất vọng.”
Chị Federica - Hướng dẫn viên du lịch tour ẩm thực “Gourmetaly” chia sẻ: “Đây không chỉ là tour ẩm thực đi và ăn, mà nó cung cấp một trải nghiệm thực sự, nơi bạn được tìm hiểu sâu hơn về bản chất, triết lí, văn hóa La Mã sau mỗi món ăn.”
Còn nếu bạn không thích đi bộ chen chúc trên những con đường đông đúc của các khu trung tâm, một ngày chèo thuyền trên sông Tiber sẽ là lựa chọn phù hợp để khám phá Rome theo một cách rất riêng.
Chị Katie Goeman – Khách du lịch Bỉ vui vẻ nói “Các con tôi rất thích. Trẻ con mà, chúng luôn muốn tham gia các hoạt động mới mẻ và trải nghiệm Rome theo một cách khác.”
Với hơn 2.800 năm lịch sử, Roma được tôn vinh như một “thành phố vĩnh hằng”. Và, những nét mới trong du lịch này đang góp phần khiến Rome càng trở nên hấp dẫn trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước.
Qua câu chuyện phát triển du lịch từ nguồn lực sẵn có tại thành phố Rome-Italy, có thể thấy sáng tạo đôi khi đến từ những ý tưởng rất nhỏ nhưng lại có những đóng góp không hề thấp cho sự phát triển bền vững của của mỗi thành phố. Sáng tạo sẽ biến nguồn lực sẵn có thành những giá trị đem lại lợi ích cho cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho thành phố. Ở chiều ngược lại, chính nhờ sự sáng tạo đó mà các nguồn lực sẵn có này sẽ được gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị. Đó cũng chính là kỳ vọng phát triển mà Hà Nội và các thành phố hướng tới khi tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
Kể từ ngày 2/1/2025, Hà Nội chính thức áp dụng bản sao chứng thực điện tử trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Việc này giúp người dân và cả cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc.
Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào Tô Lịch, tổng đầu tư khoảng 550 tỷ đồng bằng ngân sách của thành phố.
Chuyển đổi xe buýt xanh và nâng cao chất lượng dịch vụ là hai nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng công ty vận tải Hà Nội được UBND thành phố giao tại buổi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025.
Trong khuôn khổ của Hội thảo “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD’’, sáng 8/1, Đại sứ quán Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực đường sắt đô thị.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sáng 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu ngành giao thông vận tải Thủ đô cần tập trung giải quyết nạn ùn tắc giao thông, triển khai đề án giao thông thông minh và đề xuất cơ chế phát triển đường sắt đô thị.
Sáng 8/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội tổ chức tổng kết công tác Mặt trận năm 2024, triển khai chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2025.
0