Hà Nội là động lực thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) hướng tới mục tiêu thúc đẩy khu vực vùng Thủ đô tăng trưởng nhanh, bền vững, xanh, văn minh, năng động và trở thành khu vực phát triển trọng điểm của đất nước.

Điều 46, chương 4 Luật Thủ đô (sửa đổi) nêu rõ vùng Thủ đô gồm 10 tỉnh, thành là: Thủ đô Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hòa Bình, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Trong đó, Thủ đô Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Để thực hiện mục tiêu này, Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép Hà Nội được quyền xây dựng các dự án hoặc công trình trên địa bàn của mình nhưng phục vụ việc tăng cường, kết nối giữa các tỉnh thành với Hà Nội, ví dụ những dự án tương tự như đường Vành đai 4. Đây được xem là một bước đột phá.

Hà Nội là động lực thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô.

Luật Thủ đô (sửa đổi) chú trọng đến vai trò, vị thế của Hà Nội trong liên kết vùng, đã mở ra nhiều cơ hội giảm tải cho Thủ đô về áp lực dân số, sự quá tải về hạ tầng giao thông, đồng thời thúc đẩy tăng cường liên kết vùng, tạo sức mạnh từ sự bổ sung và cộng hưởng.

Liên kết, phát triển vùng là nội dung tổng quan, liên quan đến trách nhiệm của cả 10 tỉnh thành, trong đó, Hà Nội đóng vai trò trung tâm.

Những quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế điều phối hoạt động, xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng địa phương sẽ nâng cao tính hiệu quả, khả thi của luật, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đưa vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển trọng điểm của đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày mai (28/6), theo chương trình, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Thủ đô (Sửa đổi). Sửa đổi Luật Thủ đô là điểm nhấn lập pháp quan trọng của Kỳ họp thứ 7 cũng như của cả nhiệm kỳ.

Nhiều người dân sinh sống trên địa bàn huyện Mỹ Đức cho biết, trên tuyến đường trục Bắc - Nam nối Hà Nội với các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa thi công ì ạch hơn 6 tháng khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Là dự án trọng điểm có vai trò giảm ùn tắc, tuy nhiên do vướng nhiều thủ tục, dự án đường Âu Cơ - Nhật Tân đã bị chậm nhiều năm vẫn chưa thể thông xe vào 30/6 như kế hoạch.

Theo các chuyên gia, vấn đề “làn đường riêng” hay “làn đường ưu tiên” cần đặt vào sự nghiên cứu tổng thể quy hoạch đô thị để phát triển hệ thống giao thông công cộng.

Tại kỳ họp thứ 13 HĐND quận Thanh Xuân khoá VI, các đại biểu đã xem xét những báo cáo và tập trung quyết liệt chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng, các dự án trọng điểm từ nay đến cuối năm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 6 và Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, được các cơ quan hoàn thiện, tiếp thu chỉnh lý để trình Quốc hội bấm nút thông qua vào ngày 28/6 tới.