Hà Nội là thành phố lý tưởng để trao đổi công nghệ
Hội nghị Thượng đỉnh về Công nghệ thông tin và Nguồn mở châu Á (FOSSASIA Summit 2024) đưa ra chủ đề: “Giải pháp nguồn mở cho phát triển bền vững”; đồng thời tổ chức triển lãm, giới thiệu sản phẩm, giải pháp CNTT từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu. Ban đầu, sự kiện dự kiến thu hút khoảng 3000 người tham dự. Tuy nhiên, con số thực tế đã tăng lên gấp đôi sau 3 ngày tổ chức tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội.
Đã có khoảng 6.000 người tham dự sự kiện, bao gồm sinh viên, các công ty công nghệ và người quan tâm tới các vấn đề như: trí tuệ nhân tạo, sản xuất chip nguồn mở, công nghệ bán dẫn, công nghệ đám mây, bảo mật thông tin và cơ sở dữ liệu số… Đây là lần đầu tiên sau 15 năm, FOSSASIA Summit được tổ chức tại Hà Nội, đem tới nhiều góc nhìn và những cuộc thảo luận chất lượng xoay quanh các vấn đề nêu trên.
Bà Đặng Hồng Phúc, nhà sáng lập FOSSASIA cho biết, ngoài những người tham dự trực tiếp, còn có livestream các cuộc thảo luận trên các nền tảng số. Mỗi ngày, theo từng phiên hội thảo, đã có tới 20.000 lượt xem trên mạng xã hội. Dự tính ban đầu sẽ chỉ có khoảng 35-40% bạn trẻ tham dự sự kiện, nhưng tín hiệu truyền thông khá tích cực nên đã thu hút hàng nghìn người trẻ tham gia. Thủ đô Hà Nội cũng là trung tâm về phát triển công nghệ kỹ thuật cao của cả nước, gần các bộ, ban, ngành và có nhiều trường đại học tuyển chọn sinh viên chất lượng cao học tập, nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi tổ chức FOSSASIA Summit 2024.
Hội nghị Thượng đỉnh về Công nghệ thông tin và Nguồn mở châu Á FOSSASIA Summit 2024 quy tụ 206 diễn giả từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có hơn 30 kỹ sư, chuyên gia đến từ Việt Nam (con số lớn nhất từ trước tới nay). Đa số diễn giả và người tham dự đều hài lòng khi được chia sẻ, lắng nghe những vấn đề về mã nguồn mở, giải pháp công nghệ thông tin trong thời đại số.
Anh Anton Shepilov, Giám đốc công nghệ Công ty Linagora chia sẻ: tôi thích tham gia các hội thảo quốc tế về công nghệ và thực sự rất ấn tượng với công tác tổ chức của FOSSASIA Summit 2024, được đặt trong quy mô một trường đại học - nơi có nhiều sinh viên nghiên cứu và học tập liên quan tới công nghệ thông tin. Khi tôi diễn thuyết và giới thiệu về phần mềm nguồn mở của mình, các bạn chăm chú lắng nghe. Tôi ước gì ở trường đại học mà tôi đã từng theo học có tổ chức những sự kiện như thế này.
Thành công sau 3 ngày tổ chức tại Hà Nội, FOSSASIA Summit 2024 hứa hẹn sẽ trở thành cầu nối quan trọng, góp phần giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận các giải pháp công nghệ tiên tiến của thế giới, giúp lập trình viên Việt Nam nâng cao chuyên môn, kiến thức và tay nghề để cạnh tranh cùng bạn bè quốc tế. Đặc biệt, sự kiện tiếp thêm cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới, không chỉ riêng mảng công nghệ mà còn nhiều ngành công nghiệp bổ trợ khác.
- Dấu ấn FOSSASIA Summit 2024: Xác lập kỷ lục người tham gia
- Chuyên gia khuyên doanh nghiệp Việt phát triển điện toán đám mây
- Diễn giả Việt truyền cảm hứng công nghệ tại FOSSASIA Summit 2024
- Hàng nghìn sinh viên, lập trình viên tham dự FOSSASIA Summit 2024
- FOSSASIA Summit: Điểm đến lý tưởng cho sinh viên mê công nghệ
Hạ viện Mỹ đã gửi thư tới Apple và Google để nhắc nhở rằng, việc duy trì TikTok trên kho ứng dụng App Store và Google Play Store sau ngày 19/1/2025 là vi phạm pháp luật.
Nhằm tôn vinh các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ và doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam xuất sắc, tiêu biểu, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) vừa tổ chức Lễ công bố và trao danh hiệu "Chìa khóa vàng 2024".
Sáng 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Mới đây, Nvidia - công ty công nghệ lớn nhất thế giới chuyên cung cấp các giải pháp về AI và điện toán đám mây đã ký kết hợp tác chiến lược với Chính phủ Việt Nam. Đây không chỉ là một bước tiến lớn trong mối quan hệ giữa Việt Nam và các tập đoàn công nghệ quốc tế mà còn là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Việt Nam đang nỗ lực trở thành một trung tâm toàn cầu về AI.
Trung Quốc đã triển khai hệ thống Internet vệ tinh SpaceS, hay SpaceSail, đánh dấu bước quan trọng trong việc thiết lập mạng lưới internet vệ tinh toàn cầu của nước này, như một đối trọng với Starlink của tỷ phủ Elon Musk.
Hôm nay (12/12), Chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT gặp sự cố ngừng hoạt động trên toàn cầu.
0