Hà Nội mùa chim về

Ẩn trong những bụi cây, mép nước bên bờ sông Hồng, hay trên những tán cây trong lòng thành phố…những loài chim tìm về sinh sống tạo ra những cảnh quan sinh động cho đô thị. Nhưng chính khi đó cũng thể hiện cách con người đô thị đang ứng xử với tự nhiên.

Những ngày cuối thu, đầu đông, người Hà Nội ngạc nhiên, thích thú khi thấy những đàn cò vạc tìm về những tán cây trên Hồ Gươm, Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch…lưu trú, làm tổ. Tiếng kêu của chúng làm sinh động cả một vùng mặt nước, giữa những âm thanh quen thuộc của phố phường.

Hà Nội vốn nằm trên vùng di cư của những loài chim đi trú đông. Vùng mặt nước sông Hồng và hồ lớn của Hà Nội, với những tán cây lớn là nơi những loài chim nước lựa chọn ở lại.

Sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội có chiều dài 163km cũng là trục đa dạng sinh học, đặc biệt đối với các loài chim. Ở đó có những sinh cảnh như cánh đồng, bờ cát, thảm cỏ, rừng thấp ven sông… và nguồn thức ăn phù hợp. Rất nhiều những loài chim đã được tìm thấy, với những tập tính và vẻ đẹp độc đáo. Những loài chim được ghi lại bởi ống kính của những người đam mê chụp ảnh và hoạt động bảo tồn thiên nhiên.

Trên những đôi cánh bay men theo dòng sông Hồng, những đàn chim tìm thấy ở vùng đô thị trung tâm những công viên, phần mặt nước, những khoảng xanh an toàn để sinh sống. Vì thế ngay cả vùng trung tâm Hà Nội cũng là một vùng sinh cảnh đặc biệt thu hút những loài chim di cư và định cư.

Theo nghiên cứu thì những loài chim cũng có những ký ức về nơi chốn. Chúng ta có thể bắt gặp những đàn chim bay về đậu trên những mái tôn vì trước đó vốn là một hàng xà cừ. Những đàn chim về đậu trên những tòa nhà với gờ bê tông vì trước đây vốn là một đầm nước. Chúng sẽ về đậu cho đến khi ký ức về hàng cây và đầm nước phai mờ dần, chúng sẽ tìm về một không gian khác.

Khoảng không gian trong đô thị cũng đang dần biến đổi cùng với quá trình đô thị hóa. Một hàng cây có thể được thay thế bởi những mái tôn. Một đầm nước có thể được thay thế bằng những tòa nhà.  Nhưng đàn chim vẫn thường tìm về tán cây xanh hiếm hoi trong lòng thành phố, giữa tiếng ồn ào, náo nhiệt tưởng như không dứt. Những chú chim bay bấn loạn khi thời tiết chuyển mùa, bấn loạn khi không còn tìm thấy những tán cây quen thuộc của chúng. Chỉ còn những gờ bê tông, mái tôn lạnh lẽo. Nhưng chim vẫn thường quay trở về, ngay cả khi những tán cây không còn cho đến khi những ký ức đó phai mờ dần, như cách chúng ta quay trở về ngôi nhà của mình.

Sự bất loạn của những đàn chim đôi khi tăng lên bởi những hành động tiêu khiển của con người đô thị: bắn chim bằng súng cao su, săn chim bằng ống thổi…ngay giữa công viên. Hoàn toàn là một trò tiêu khiển. Ở vùng ven thành phố, những chiếc bẫy chim còn được giăng ra, như một phương thức mưu sinh.

Những con đường bày ra những chiếc lồng chim. Những con chim di cư theo một cách hoàn toàn khác, trong những chiếc lồng sắt, trên những chiếc xe bán dọc các con phố.

Dường như khi cuộc sống đô thị ngày càng xa cách thiên nhiên, con người đô thị lại càng có nhu cầu sở hữu tự nhiên. Nuôi chim, luyện cho chim hót để khoảng hiên trước nhà, trước phố thỉnh thoảng ríu rít vài tiếng chim, để mong tìm thấy một chút thư thái ở trong lòng. Họ tìm cách nhốt tự nhiên vào một chỗ để tiện cho việc thưởng thức. Tiếng hót của những con chim có thể chưa từng biết đến một cành cây.

Các hoạt động bảo tồn không chỉ được thực hiện bởi những chuyên gia, những người yêu chim và động vật hoang dã, mà còn có sự vào cuộc của cơ quan chức năng, sự thay đổi trong hành vi của con người đô thị. Hành trình đó có thể còn dài, nhưng cũng cho thấy những biến chuyển trong cách người dân đô thị sửa soạn tiếp đón những mùa chim di cư.

Chúng ta nhận được giá trị giáo dục, giá trị tâm lý và tinh thần từ việc sống cùng với các sinh vật khác. Chuẩn bị không gian thiên nhiên, sinh cảnh cho những loài chim trong lòng thành phố cũng chính là bồi đắp khoảng không gian tự nhiên cho con người đô thị. Đó là những mong đợi về phúc lợi môi trường trong thành phố, khi mà đô thị không chỉ là nơi sinh sống của con người mà còn là không gian sinh sống của những sinh vật tự nhiên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong đời sống ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở của the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít gian nan.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống bốn đời làm gốm sứ, chị Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã có 9 năm bươn chải với nghề. Thời gian 9 năm không dài đối với một nghệ nhân, vậy nhưng chị Vũ Như Quỳnh đã xây dựng được một vị thế vững chắc cho thương hiệu gốm sứ Vạn An Lộc trên thị trường.

Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và những phố phường rộn rã nhịp sống, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Trong không gian tĩnh lặng của những bức tranh, Thủ đô hiện lên dịu dàng và thơ mộng.

Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.

Trong môi trường học đường, các thầy, cô giáo Tổng phụ trách Đội không chỉ là một giáo viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu, góp phần hình thành nhân cách và những giá trị tốt đẹp cho thế hệ măng non đất nước, giúp các em rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.