Hà Nội mùa Vu Lan

Đến mùa Vu Lan, tâm thức của mỗi người dân lắng lại, hướng về công đức sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, hướng về tổ tiên với lòng hiếu hạnh, sự biết ơn, kính trọng. Một chút lòng thành dành cho cha mẹ, một nén nhang lên tổ tiên, một chút thời gian tìm hiểu về đạo hiếu sẽ càng làm cho mùa Vu Lan Hà Nội thêm ấm áp.

Vu Lan báo hiếu là một trong những nghi lễ quan trọng của những người theo đạo Phật. Lễ được tổ chức vào rằm tháng 7 hàng năm, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ bằng cách nghe lời Phật dạy.

Rằm tháng 7 có thể nói là tháng đẹp nhất trong năm khi những người con học theo hiếu lễ của Mục Kiền Liên tôn giả hướng về cha mẹ, đánh dấu chư tăng kết thúc 3 tháng an cư tỏa sáng công hạnh. Vào những ngày này, người dân Hà Nội thường tới các ngôi chùa ở Hà Nội dâng hương để cầu bình an, hạnh phúc và thể hiện lòng thành kính, biết ơn đấng sinh thành.

Lễ Vu Lan, người dân tới Phủ Tây Hồ cầu bình an. Ảnh: VOV

Tiết trời trong dịp Vu Lan năm nay mang cái nắng hanh hanh, tiết trời dịu mát của mùa Thu Hà Nội, cũng vì thế lòng người chùng lại, mọi công việc thường ngày được gác lại để ở nhà cùng gia đình chuẩn bị mâm cơm dâng lên Đức Phật, tưởng nhớ tổ tiên và cùng quây quần bên cha mẹ.

Nhiều người dân đã đến dâng hương tại chùa Quán Sứ, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: VOV

Theo hòa thượng, TS. Thích Gia Quang cho biết, hiếu đạo trong Phật giáo không chỉ bó hẹp trong phạm vi tình cảm mẹ cha mà được đề cập đến một cách trọn vẹn và siêu việt với Tứ trọng ân. Bốn ân ấy được coi trọng vì theo giáo lý Nghiệp báo và Duyên khởi của Phật giáo, trong thế giới duyên sinh tương tác, mọi chúng sinh đang hiện hữu, đều tồn tại trong mối hỗ tương duyên khởi trùng trùng; đã thụ ân của vô số chúng sinh và đến đời này lại thụ ân của cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng. Ân Tam bảo đã soi sáng và dẫn bước trên con đường tu học và ân quốc gia đã bao bọc, chở che chăm lo cho cuộc sống của mình được bình an, hạnh phúc.

Mang ý nghĩa nhân văn lớn, cảm nhận những giá trị sâu sắc, ngày lễ Vu Lan trở thành ngày báo hiếu của người dân Việt Nam. Ngày này đều nhắc nhở chúng ta phải luôn nhớ đến công ơn của cha mẹ, tổ tiên, rộng hơn là cội nguồn dân tộc, làm những việc hiếu nghĩa để tỏ lòng biết ơn, tình cảm chân thành đến các bậc sinh thành, dưỡng dục chúng ta, những người mang lại cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay.

Mỗi gia đình người Hà Nội đều chuẩn bị mâm cơm dâng lên tưởng nhớ tổ tiên vào dịp này. Ảnh: Kinhtedothi

Có thể nhận thấy, ba trụ cột văn hóa quan trọng nhất ở Việt Nam là gia đình - cộng đồng làng xã và quốc gia dân tộc. Đức báo ân trong Phật giáo có khả năng tạo lập chất keo gắn kết các cá nhân với gia đình, cộng đồng và xã hội. Điều này thể hiện qua Đại lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ nhắc nhở chúng ta tưởng nhớ đến thâm ân chư Phật, công ơn giáo dưỡng của thầy Tổ, công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và trên tất cả Vu Lan là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến đất nước đồng bào, đến các bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhớ tới ơn đức hy sinh cao cả của các bậc tiền bối hữu công, anh hùng liệt sĩ đã vị quốc vong thân vì hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.

Lòng biết ơn, đạo lý làm con, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" cần được bồi đắp, lan tỏa. Đó cũng là truyền thống, là nét đẹp trong văn hóa Việt Nam.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM lần thứ nhất đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của gần 300 diễn viên đến từ 20 đơn vị cùng 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với các suất diễn so tài ngay tại sân khấu của mỗi đơn vị công lập và xã hội hóa. Trong đó có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Thành Lộc, Ái Như, Thành Hội, Quốc Thảo, Minh Nhí, Trịnh Kim Chi....

Được lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa cao cấp “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” mang đến một dấu ấn mới về sự kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và văn hóa Việt Nam.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.