Hà Nội phải là địa phương đi đầu trong chuyển đổi số
Sáng 28/8, diễn ra Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 của Chính phủ; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn Hà Nội.
Đến thời điểm tháng 6/2024, Hà Nội có 318 dịch vụ công toàn trình. Việc thực hiện hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền của tổ chức – doanh nghiệp tăng đáng kể với 14.703 tỷ đồng/tháng, tăng 11%; hộ kinh doanh là 432 tỷ đồng/tháng, tăng 29%.
Từ ngày 22/4/2024 đến ngày 20/6/2024, thành phố tiếp nhận trên 86% hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID.
Hà Nội cũng hoàn thành xây dựng, triển khai phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử, đáp ứng các yêu cầu tính năng, đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn bảo mật và sẵn sàng thực hiện bàn giao, báo cáo Bộ Y tế đánh giá, nghiệm thu trước khi thực hiện nhân rộng toàn quốc.
Điểm lại những kết quả nổi bật trong triển khai Đề án 06 của Thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của Thành ủy, UBND, các sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội.
Đáng chú ý, thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành để triển khai Đề án 06 với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một việc - một đầu mối xuyên suốt”.
Thủ tướng ghi nhận Hà Nội đã làm tốt công tác kiện toàn ban chỉ đạo; công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý đồng bộ, minh bạch, hiệu lực, nhờ đó công tác triển khai dịch vụ công trực tuyến ngày càng sâu rộng, hiệu quả.
Người đứng đầu chính phủ đặc biệt đánh giá cao sáng kiến triển khai phương án thuê dịch vụ công nghệ thông tin của Hà Nội trong thực hiện Đề án 06.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định: “Đây là một giải pháp khả thi để tháo gỡ các điểm nghẽn, góp phần triển khai nhanh và hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 và chuyển đổi số trên địa bàn.
Tăng cường niềm tin của người dân, doanh nghiệp, tạo động lực, truyền cảm hứng cho người dân, doanh nghiệp trong sử dụng các ứng dụng chuyển đổi số là kết quả, là thành công quan trọng nhất. Thay mặt Chính phủ, tôi ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của thành phố Hà Nội trong triển khai Đề án 06 thời gian qua”.
Nhấn mạnh vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế - văn hóa - khoa học - giáo dục của cả nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Hà Nội phải là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Đặc biệt, Hà Nội phải bám sát những vấn đề trọng tâm trong chủ đề năm 2024 của Đề án 06 là “Hoàn thiện hạ tầng công nghệ; số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số”.
Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án 06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Thành phố Hà Nội tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính theo thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân. Phấn đấu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% quy định và cắt giảm ít nhất 50% chi phí tuân thủ.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, để Đề án 06 thực sự thành công, quan trọng là cần phải chia sẻ dữ liệu.
Trân trọng tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cam kết Hà Nội sẽ hành động một cách quyết liệt, đặt mục tiêu lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân lên trên hết, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Về mô hình hành chính công, Hà Nội đã quyết định thành lập tổ nghiên cứu cùng Văn phòng Chính phủ nghiên cứu.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay: “Tinh thần chung là tháng 10 này, Hà Nội sẽ xin quyết định thành lập mô hình cấp sở vừa cung cấp dịch vụ công, đồng thời giám sát không làm thay chính quyền, không làm thay các bộ phận quận, huyện, thị xã được phân cấp ủy quyền cũng như giám sát đảm bảo sự công khai minh bạch và làm đầu mối để tiếp xúc với dân. Trong tháng 9-10 sẽ chính thức triển khai việc này”.
Cũng trong sáng nay (28/6), Hà Nội ra mắt ba nền tảng phục vụ chuyển đổi số và Đề án 06, đó là: Nền tảng công dân số iHanoi, Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội, Nền tảng họp không giấy tờ (I-Cabinet) tích hợp phòng họp thông minh.
Tại Liên hoan “Người con hiếu thảo” lần thứ II năm 2024, Thành đoàn - Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội đã tuyên dương 68 gương thanh thiếu nhi Thủ đô tiêu biểu về lòng hiếu thảo, lối sống tốt đẹp, trách nhiệm, có sức lan tỏa trong cộng đồng và xã hội.
Nhân kỷ niệm tròn 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), sáng 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”.
Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.
Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.
0