Hà Nội phấn đấu đạt 1,2 triệu m2 nhà ở xã hội
Căn hộ vỏn vẹn 50m2 của gia đình chị Tú Quyên, ở Phường Láng Hạ, quận Đống Đa. Với 4 nhân khẩu, gia đình có mong muốn chuyển sang căn hộ lớn hơn. Với mức thu nhập hơn 10 triệu cả hai vợ chồng, nhà ở xã hội là lựa chọn phù hợp nhất.
Rec: Chị Trần Tú Quyền – Phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: "Tôi đã 2 lần cầm hồ sơ đi nộp mua nhà ở xã hội. Lần đầu tiên không được. Gần đây, tôi nộp hồ sơ tại một dự án ở quận Cầu giấy. Tôi đi từ 3 giờ sáng, lấy được số 40. Nhưng đại diện dự án bảo hồ sơ thiếu 1 loại giấy tờ, yêu cầu bổ sung. Bổ sung xong, quay lại thì số đã lên tới 80. Chắc cũng không được duyệt hồ sơ…"
Người dân mong mỏi từng ngày! Thế nhưng, nhiều dự án nhà ở xã hội trên địa bàn lại chậm tiến độ vì nhiều lý do.
Đơn cử như Dự án khu nhà ở xã hội Tố Hữu tại phường Trung Văn và phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm triển khai từ năm 2020. Dự án có diện tích gần 16 nghìn m2, gồm hai toà chung cư cao 25 và 28 tầng. Tuy nhiên sau 4 năm, dự án vẫn án binh bất động do chưa giải phóng xong mặt bằng
Bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – Phó giám đốc Cty Cp Bic Việt Nam cho biết: "Dự án chưa hoàn thành do vướng công tác giải phogns mặt bằng. Có hơn 50 trường hợp phải giải phongs mặt bằng, hiện nay mới thực hiện xong 20 phương án tại phường Trung Văn, còn hơn 30 phương án tai phường Mễ trì hiện đang rất khó khăn, do việc xác minh nguồn gốc đất. rất mong UBND quân jchir đạo nhanh việc này để dự án sớm đi vào hoạt đông, đáp ứng nhu cầu cao của người dân"
Dự án khu nhà ở xã hội New city tại xã Kim Chung, huyện Hoài Đức đã hoàn thành được 85%, nhưng vỡ tiến độ bàn giao tới 3 lần. Với trách nhiệm đôn đốc, UBND huyện Hoài Đức đã có gần 30 văn bản gửi chủ đầu tư. Tuy nhiên đến thời điểm này, dự án vẫn dậm chân tại chỗ
Ông Nguyễn Trọng Tấn - Trưởng phòng Quản lý Đô thị huyện Hoài Đức cho biết: "Huyện đã mời cả chủ đầu tư đến làm việc, và cũng đã xử phạt hành chính, để yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, chủ đầu tư đến nay vẫn chưa thực hiện được đảm bảo tiến độ. Tời gian tới, Chúng tôi tiếp tục thực hiện các coogn tác về quản lý cư dân, và rất mong các sở ngành thành phố hướng dẫn, phối hợp cùng huyện xử lý dự án này"
Trong tổng số 63 dự án nhà ở xã hội đang triển khai trên địa bàn thành phố, thì mới có 5 dự án hoàn thành, 58 dự án vẫn đang trên giấy với rất nhiều lý do chậm trễ.
Ông Bùi Tiến Thành - Trưởng phòng phát triển đô thị - Sở Xây dựng Hà Nội thông tin thêm: "Đối với mỗi lĩnh vực vướng mắc: đầu tư, quy hoạch, đất đai.. thì thành phố đã chỉ đạo từng sở chuyên ngành rồi. Sở xây dựng cũng sẽ phối hợp với từng sở ngành để cùng rà soát các khó khăn, để báo cáo thành phố, nhanh chóng tháo gỡ. đồng thời tổng hợp những khó khăn để kiến nghi Bộ xây dựng hoặc các cấp có thẩm quyền, để từ đó có thể điều chỉnh, bổ suntg chính sách mới phù hợp với thực tế. bên cạnh đó, làm rõ các quy định chưa cụ thể chi tiết để quá trình triển khai các dự án không bị vướng mắc"
Nhu cầu về nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hiện là trên 130.000 căn hộ, đáp ứng cho khoảng 0,5 triệu người đủ điều kiện. Tuy nhiên năm nay, Hà Nội chỉ có 3 dự án đi vào sử dụng với 1.700 căn, đáp ứng chỉ 9% nhu cầu. Có thể thấy nguyên nhân đến từ nhiều lý do, trong đó có trách nhiệm của nhiều sở ngành liên quan.
Nhu cầu lớn là vậy, Hà Nội cũng là địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển nhà ở xã hội. Làm thế nào để tháo gỡ những rào cản, để hoàn thành mục tiêu 1,2 triệu m2 sàn nhà ở xã hội vào năm 2030 tại Hà Nội?
Theo các chuyên gia, 60% khó khăn trong thực hiện các dự án nhà ở xã hội đến từ nguồn vốn. Do vậy, ngoài việc cần có quỹ đất, chuyên gia đề xuất, Hà nội có thể xây dựng một quỹ dành riêng cho nhà ở xã hội
TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia Kinh tế cho rằng: "Bên cạnh gói 120 nghìn tỷ của chính phủ, thành phố nên có gói tương tự như trước đây, là gói 30 nghìn tỷ, với lãi suất rất thấp. Đây không phải gói thương mại, mà là gói từ vốn nhà nước. Ngân hàng nhà nước cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất khoảng 3%, ngân hàng thương mại cho vay khoảng 5%, như vậy lãi suất cho người đi vay sẽ rất thấp"
Các nhà đầu tư khẳng định họ sẵn sàng đầu tư vào nhà ở xã hội. Tuy nhiên, nhà đầu tư mong muốn Hà Nội dành một quỹ đất riêng dành cho dự án nhà ở xã hội, thay vì họ phải tự đi tìm dự án như hiện nay
Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Tập đoàn Bất động sản Toàn cầu đánh giá: "Điều đầu tiên phải làm rõ là quỹ đất dành cho nhà ở xã hội là ở chõ nào. Theo tôi, để khuyến khích nhà ở xã hội phát triển, Hà Nội nên dùng quỹ mà chúng ta thu tiền từ nhà ở thương mại, đầu tư vào hạ tầng một cách bài bản. trên cơ sở đó có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đủ hấp dẫn, thì tôi cho rằng NOXH sẽ giải được bài toàn tăng tính hấp dẫn. Chứ không phải chọn chỗ xa nhất, chỗ xấy nhất làm, thì chắc chắn khoogn có ai ở"
Tại cuộc họp với thủ tướng về phát triển nhà ở xã hội diễn ra mới đây, Phó chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, Hà Nộiđã lên phương án để triển khai kế hoạch nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025, mục tiêu phát triển mới hơn 1,2 triệu m2 sàn tương đương khoảng 20.000 căn hộ. Để thực hiện được điều này, thành phố cam kết sẽ có một nghị quyết riêng về phát triển nhà ở xã hội.
Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết: "Hà Nội cũng nhận thức đầy đủ là phải chuẩn bị quỹ đất đầy đủ, quỹ đất này được xấcd định trong quỹ 20% nhà ở thương mại. tuy nhiên luật nhà ở cũng cho linh hoạt, mà chính thành phố cũng đề nghị là thiết lập các khu nhà ở xã hội tập trung, dưới 2 hình thức: 2% hoặc nộp tiền 2% vào quỹ chung. Hiện nay thành phố đã có quỹ đất trên 400ha, đang nghiên cứu kiện toàn hơn 500ha nữa ngay trong chừng trình kế hoạch nhà ở"
Có thể thấy, nhu cầu nhà ở xã hội ở Hà Nội là rất lớn. Thành phố đã triển khai những dự án, rõ lộ trình thực hiện. Vấn đề là làm thế nào để dự án sớm đi vào hoạt động là câu hỏi cần lời giải đáp. Cần đặt mình vào vào địa vị người chưa có nhà để lo nhà ở xã hội cho dân là chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng CHính phủ về vấn đề này. Có như vậy, một bộ phận người dân có thu nhập thấp mới có thể có nhà ở Thủ đô.
Khu dân cư mới và Khu đất dịch vụ phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, được đầu tư hạ tầng tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, khu vực này bị để hoang hóa, rác thải, phế thải đổ bừa bãi khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường.
Dự án cải tạo nâng cấp Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện Phúc Thọ là công trình trọng điểm, Ban Quản lý dự án Đầu tư - Xây dựng huyện xác định đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công phải được đặt lên hàng đầu.
Theo thông tin từ Ban Tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ hai, triển lãm lần này có chủ đề “Hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển”, sẽ được tổ chức với quy mô lớn hơn lần thứ nhất, diễn ra nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải đã ký ban hành Kế hoạch số 310 về việc phát triển, nâng cấp, triển khai mở rộng nền tảng Công dân Thủ đô số - iHanoi trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 – 2026.
Triển khai kế hoạch hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội năm 2024, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc chính thức tại Ai Cập và Nam Phi từ ngày 24/10 đến 1/11.
Tiếp tục chuyến công tác tại Cộng hòa Cuba, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Công viên mang tên Người ở thủ đô La Habana và thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba.
0