Hà Nội phát triển giao thông xanh
Hiện Hà Nội có hơn 2.000 xe buýt được trợ giá đang hoạt động, trong đó có 277 xe buýt điện và xe sử dụng nhiên liệu sạch CNG. Việc sử dụng phương tiện xanh trong vận tải hành khách công cộng đang tích cực góp phần bảo vệ môi trường, dần thay đổi thói quen sử dụng phương tiện cá nhân của người dân.
Để phát triển giao thông xanh, mục tiêu cần giải quyết là giảm khí thải từ hoạt động giao thông. Tuy nhiên, với gần 7 triệu mô tô, xe máy, 1,1 triệu ô tô và khoảng 1,2 triệu phương tiện cá nhân từ các địa phương hàng ngày đổ về Hà Nội, đây là bài toán khó. Do đó, theo các chuyên gia giao thông, cần phải có giải pháp ưu tiên phát triển vận tải công cộng, cùng với kế hoạch chuyển đổi sang phương tiện xanh, sử dụng năng lượng sạch.
Bà Trần Thị Phương Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông Hà Nội, cho hay: “Sắp tới chúng tôi sẽ có những phương án, dự án, đề án chuyển đổi năng lượng xanh, chuyển toàn bộ xe buýt hiện nay sử dụng diezel sang nhiên liệu xanh, sạch, như xe buýt điện, xe CNG hoặc các loại khí sạch. Xe sử dụng năng lượng xanh chất lượng vận hành cũng sẽ êm ái hơn so với các xe diezel và nâng cao chất lượng dịch vụ đối với hành khách”.
Về phương tiện cá nhân, nhất là xe máy, theo các chuyên gia, khi chúng ta chưa thể phát triển giao thông xanh hoàn toàn, thì vẫn có thể duy trì phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong, song phải ở mức độ chất lượng khí thải tốt. Bởi lẽ xe máy không chỉ là phương tiện đi lại hàng ngày mà còn là kế sinh nhai của người dân nên cần thận trọng trước khi thực hiện hạn chế lưu thông.
TS. Khương Kim Tạo, chuyên gia giao thông, cho rằng: “Chúng ta giải quyết được vấn đề môi trường, giải quyết vấn đề đời sống nhân dân, chứ bây giờ chúng ta cấm xe máy không là sẽ không khả thi, bởi rất nhiều năm nay chúng ta đề xuất giải pháp đấy rồi đều không khả thi”.
Để xanh hóa phương tiện vận tải hành khách công cộng thành công, một trong những yêu cầu bắt buộc là hạ tầng cung cấp năng lượng, nhiên liệu cho xe buýt xanh. Hiện vấn đề này còn rất hạn chế do suất đầu tư lớn, là thách thức không nhỏ với các đơn vị vận tải. Với xe buýt sử dụng năng lượng xanh, cần cơ chế, chính sách mới phù hợp. Muốn các doanh nghiệp có thể sử dụng đại trà xe buýt điện, hay khí CNG, thành phố cần bảo đảm nguồn cấp điện, các vị trí xây dựng trạm sạc, tích trữ, cung cấp khí CNG.
Ngày 4/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ ba của Lực lượng vũ trang TP. HCM, vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phòng, chống dịch COVID-19, xây dựng Quân đội Nhân dân, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Trong suốt chiều dài lịch sử 70 năm từ khi thành lập, lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an Hà Nội nói riêng, vinh dự, tự hào đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo nền tảng để phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Thời điểm giáp Tết, tình trạng buôn bán, tàng trữ, chế tạo, sử dụng trái phép các loại pháo nổ lại diễn ra phức tạp. Đã có nhiều cảnh báo về các nguy cơ do tự chế pháo nổ, thế nhưng các vụ tai nạn vẫn liên tiếp xảy ra.
Đội Quản lý thị trường số 19, Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy, Công an huyện Quốc Oai đã kiểm tra một cơ sở sản xuất hàng dệt may trên địa bàn và phát hiện số lượng lớn các loại tất giả mạo các thương hiệu nổi tiếng hiện nay.
Để đảm bảo tình hình ANTT, ATGT cho trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, Công an Thành phố Hà Nội sẽ huy động 100% lực lượng CSGT phối hợp với Công an phường, xã ứng trực, tạo điều kiện để người dân tham gia giao thông an toàn và thuận lợi.
Qua công tác nắm tình hình từ các cửa hàng bán đồ ăn nhanh tại các chợ gần trường học, chợ dân sinh, Đội 7, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội đã phát hiện một lượng lớn hàng hóa là thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất phát từ huyện Đan Phượng tiêu thụ khắp các con phố tại Hà Nội.
0