Hà Nội phát triển toàn diện an sinh, phúc lợi xã hội
Ngay từ đầu năm 2024, Hà Nội lên kế hoạch xây, sửa 714 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, việc làm này nhằm hoàn thành mục tiêu xóa 100% nhà tạm, nhà xuống cấp trên địa bàn thành phố. Chị Lê Thị Thắm (thôn Cống Xuyên, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín) là một trong 5 hộ có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Thường Tín được MTTQ thành phố hộ trợ 100 triệu để xây nhà đại đoàn kết. Một ngôi nhà mới kín trên, bền dưới với diện tích hơn 40m² vừa hoàn thành chính là nguồn động viên lớn giúp chị an tâm về cuộc sống sau này.
Chị Thắm chia sẻ: "Kinh tế gia đình tôi cũng khó khăn, xưa nay chưa bao giờ nghĩ đến việc xây một ngôi nhà. Xây được ngôi nhà này gia đình chúng tôi rất phấn khởi."
Việc đảm bảo đúng tiến độ xây dựng và sửa chữa nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn thành phố vào dịp kỉ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô là công trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện rõ tinh thần "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" của Thủ đô. Với quan điểm xuyên suốt: an sinh xã hội không có điểm dừng, không bằng lòng với kết quả đạt được, từ 690 hộ nghèo đầu năm 2024, đến nay, toàn thành phố không còn hộ nghèo, chỉ tiêu về giảm nghèo về đích trước 01 năm kế hoạch đề ra và số hộ cận nghèo chỉ còn hơn 9.900 hộ.
Nhìn lại một năm qua, Hà Nội luôn chú trọng cải thiện hệ thống y tế, giáo dục và bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết và văn minh. Nhờ nỗ lực đó đã dần thay đổi nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn, tạo nên một xã hội phát triển toàn diện, bền vững.
Vào mỗi dịp Tết đến, thành phố dành nguồn lực trao tặng khoảng 2,2 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách, 100% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống người dân nơi cư trú. Sự chăm lo chu đáo còn thể hiện qua việc nuôi dưỡng và bảo trợ 3.080 người tại các cơ sở an sinh.
Hà Nội khẳng định quyết tâm tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân, đặc biệt là những đối tượng yếu thế, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển bền vững và văn minh thông qua việc thực hiện đồng bộ hàng loạt các chính sách với quan điểm đặt mọi lợi ích của người dân lên trên và lấy niềm hạnh phúc của nhân dân là thước đo cho mọi hoạt động của hệ thống chính trị Thủ đô.
Năm 2024 khép lại với những thành công vượt trội trong công tác đảm bảo an sinh và chăm cuộc sống của người dân, chính nhờ đóng góp quan trọng này đã đưa tiêu chí giảm nghèo của Hà Nội có sự bứt phá.
Sáng 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã tổ chức tổng kết công tác hội năm 2024 và phát động đợt thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp và các ngày lễ lớn trong năm 2025. Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn dự hội nghị.
Năm 2024, công tác tư pháp được triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát các chương trình, kế hoạch công tác và các nhiệm vụ chính trị của thành phố Hà Nội.
Sáng 3/1, tổ công tác đặc biệt của UBND thành phố về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn thành phố họp phiên thứ 6. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh - Tổ trưởng tổ công tác chủ trì phiên họp.
Sáng nay, 3/1, quận Nam từ liêm tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động HĐND quận năm 2024 và triển khai chương trình công tác năm 2025. Dự Hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà.
Luật Bảo vệ Môi trường có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định tất cả mọi người phải thực hiện phân loại rác từ nhà, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nhiều người vẫn chưa có ý thức chấp hành phân loại rác tại nhà.
Ngày 3/1, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Tòa án năm 2024, triển khai công tác năm 2025.
0