Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 8 quận, huyện

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành loạt quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của các quận, huyện: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Ba Vì.

Quận Hoàn Kiếm có 22 dự án với tổng diện tích 4,14ha. Danh mục các công trình, dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của quận Đống Đa gồm 25 dự án với tổng diện tích gần 13,66ha. Các công trình, dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm nay của quận Hai Bà Trưng gồm 32 dự án với tổng diện tích gần 8,7ha.

Huyện Ứng Hòa có 136 dự án với tổng diện tích 1.008ha, huyện Phú Xuyên có 147 dự án với tổng diện tích 435,5ha. Các công trình, dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Phúc Thọ gồm 149 dự án với tổng diện tích hơn 517,7ha. Huyện Ba Vì có 181 dự án với tổng diện tích hơn 1.135ha.

UBND thành phố giao UBND các quận, huyện nêu trên công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai. Các đơn vị thực hiện thu hồi đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất trước ngày 15/10.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành loạt quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của các quận, huyện: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Ba Vì.

Theo kế hoạch năm 2025, Thanh tra thành phố sẽ tập trung thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Sở, ngành. Đặc biệt trong đó sẽ thanh tra việc cấp "sổ đỏ" và quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư. Thời gian thanh tra dự kiến bắt đầu vào quý II/2025.

Sở hữu gần 100 mét vuông đất nằm ở khu vực trung tâm phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thế nhưng hơn hai chục năm nay, gia đình ông Lai Đức Phú vẫn phải sống trong căn nhà chật chội, xuống cấp trầm trọng chỉ vì đất nhà ông vướng vào dự án treo.

Để giải quyết hiệu quả tình trạng lãng phí trong các dự án đầu tư, xây dựng, cần có chế tài xử lý về hành vi gây lãng phí. Nhưng trước tiên phải làm rõ nguyên nhân của lãng phí, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức cá nhân có liên quan.

UBND thành phố vừa ban hành quyết định phê duyệt chương trình phát triển đô thị Thủ đô giai đoạn đến năm 2035. Theo đó, tính sơ bộ tổng số vốn đầu tư phát triển tối thiểu đến năm 2035 là gần 3 triệu tỷ đồng.

Những chế tài để xử lý dự án chậm triển khai, dự án chưa triển khai (thường gọi là dự án treo) đã được quy định khá đầy đủ. Đặc biệt, Luật Đất đai 2024 quy định rất chi tiết, chặt chẽ để ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng này.