Hà Nội phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ mầm non

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, thời tiết chuyển từ xuân chuyển sang hè là điều kiện thuận lợi cho bệnh tay chân miệng lây lan và có khả năng thành dịch, nếu không có sự chủ động phòng chống.

Có con nhỏ gửi trường Mầm non Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, chị Quý Thị Vinh và các phụ huynh đã được nhà trường tuyên truyền về các biện pháp  phòng bệnh tay chân miệng.

"Phu huynh thường xuyên được nhà trường hướng dẫn cách phòng bệnh tay chân miệng. Bản thân luôn tìm hiểu dịch bệnh của trẻ nhỏ nên tôi thường xuyên thực hiện 3 sạch: ăn sạch, nhà cửa sạch sẽ và đồ chơi sạch cho con nhỏ" - chị Quý Thị Vinh kể.

Với trẻ nhỏ, các cô giáo mầm non thường giáo dục trực quan cho trẻ. Tranh ảnh, clip về phòng chống các bệnh lây lan trong trường học đã giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh tay sạch sẽ ở trường và gia đình. Các đồ dùng cá nhân, khăn mặt luôn được sấy khô. Khu vui chơi tập thể và đồ chơi của trẻ luôn được khử khuẩn, vệ sinh sạch sẽ.

Hiệu trưởng trường Mầm non Sơn Đồng, bà Nguyễn Thị Ngọc, cho biết: "Nhà trường luôn chủ động phòng bệnh, yêu cầu các nhóm lớp thực hiện ba sạch: lớp sạch, đồ chơi sạch và ăn uống sạch, cho nên nhà trường nhiều năm qua chưa ghi nhận trẻ nào bị mắc bệnh tay chân miệng".

Tranh ảnh, clip về phòng chống các bệnh lây lan trong trường học đã giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh tay sạch sẽ

Theo CDC Hà Nội, bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu.

Tại Hà Nội, bệnh tay chân miệng là bệnh lưu hành quanh năm nhưng tập trung nhiều khi thời tiết nồm ẩm. Từ đầu năm đến hết ngày 12/3, toàn thành phố ghi nhận 159 ca bệnh tay chân miệng tại 27 quận, huyện, thị xã. Một số địa phương ghi nhận nhiều ca bệnh là Nam Từ Liêm 30 ca, Thanh Oai và Đông Anh 8 ca.

Các đồ dùng cá nhân, khăn mặt luôn được sấy khô

Cơ quan chuyên môn lưu ý bệnh nhân tay chân miệng thường tập trung ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ từ 3 đến 4 tuổi chiếm 95%. Vì vậy, gia đình, nhà trường cần theo dõi trẻ sát sao để có biện pháp phòng bệnh kịp thời cho trẻ, tránh lây lan trong cộng đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng ngày 25/4, Bệnh viện Bạch Mai chính thức khai trương đơn vị đào tạo giả lập ECMO nhằm hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Đây cũng là bước tiến mới trong đào tạo mô phỏng của Bệnh viện Bạch Mai, xứng đáng là địa chỉ tin cậy hàng đầu trong đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn.

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận điều trị một bé gái 2 tháng tuổi, trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ, bị ho gà với diễn biến nặng.

Bộ Y tế vừa có Công văn gửi các bệnh viện về việc chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng - an toàn người bệnh, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

Liên tục từ đầu năm đến nay, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh sốt rét đều có tiền sử trở về từ các quốc gia châu Phi. Điều này cho thấy nguy cơ sốt rét quay trở lại Việt Nam vẫn hiện hữu.

Sau khi tiếp nhận 13.000 liều vaccine "5 trong 1" từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã phân bổ vaccine này về toàn bộ 22 trung tâm y tế quận, huyện và TP. Thủ Đức, sẵn sàng triển khai tiêm chủng cho trẻ em.

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đề nghị tổ chức bán thuốc ban đêm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên; không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc và tăng giá đột biến vào dịp nghỉ lễ kéo dài và khi bùng phát dịch bệnh.