Hà Nội quyết liệt các giải pháp cấp nước sạch ổn định
Thời gian vừa qua, bên cạnh khu đô thị Thanh Hà bị thiếu nước sạch; trên địa bàn thành phố cũng đã xảy ra việc thiếu nước cục bộ ở một số khu vực, đến nay việc thiếu hụt nước tại các địa bàn đã được giải quyết. Tại khu đô thị Thanh Hà, thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng triển khai các giải pháp, yêu cầu các đơn vị cấp nước điều tiết cấp nước bổ sung. Ngày 18/10/2023, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đã chỉ đạo yêu cầu các đơn vị bằng mọi biện pháp nhanh nhất cấp nước sạch sinh hoạt trở lại và có giải pháp bảo đảm ổn định lâu dài cho người dân khu đô thị Thanh Hà. Ngày 19/10/2023, UBND thành phố đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, kịp thời có phương án cấp nước.
Cụ thể, Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống đã phối hợp với các đơn vị cấp nguồn cho khu đô thị Thanh Hà với lưu lượng truyền tải lúc 17h ngày 18/10/2023 khoảng 120m3/giờ, khoảng 2.880m3/ngày - đêm; từ 6h ngày 19/10/2023 đến 6h ngày 20/10/2023 là 3.143m3/ngày - đêm, trên nhu cầu sử dụng nước của cư dân khu đô thị khoảng 3.200-3.500m3/ngày - đêm. Trong đó, khu đô thị Thanh Hà nằm cuối nguồn của hệ thống nước mặt sông Đuống, với đường ống truyền tải từ nhà máy về khu đô thị là hơn 40km.
UBND thành phố cho biết, về lâu dài khu đô thị Thanh Hà với nhu cầu sử dụng nước khoảng 27.500m3/ngày - đêm sẽ được cấp nước từ Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II công suất lên 600.000m3/ngày - đêm và Nhà máy nước mặt Xuân Mai công suất 300.000m3/ngày - đêm.
Trong giai đoạn trước mắt, các nguồn bổ sung như trên chưa bảo đảm nhu cầu, do đó thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện đồng bộ các giải pháp, đảm bảo đủ nguồn nước với chất lượng nước theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.
UBND thành phố dự báo, nhu cầu sử dụng nước trong năm 2024 sẽ tăng khoảng 5-10% so với năm 2023, tùy thời điểm. Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong năm 2024, Sở Xây dựng triển khai các giải pháp:
- Duy trì, phát huy tối đa công suất nguồn cấp của các nhà máy nước hiện có, phối hợp điều tiết nguồn cấp giữa các đơn vị cấp nước.
- Công ty cổ phần Nước sạch sông Đuống, sông Đà chuẩn bị các giải pháp kỹ thuật, pháp lý… để vận hành công suất dự phòng tăng 20% công suất thiết kế trung bình của mỗi nhà máy 300.000m3/ngày - đêm, lên khoảng 350.000-360.000m3/ngày - đêm theo thời điểm và kỹ thuật cho phép.
- Thành phố cũng sẽ khai thác nguồn nước ngầm để đáp ứng nhu cầu tăng thêm trong năm 2024. Đồng thời, đôn đốc Công ty cổ phần Nước mặt sông Hồng khẩn trương hoàn thành Nhà máy nước mặt sông Hồng công suất 300.000m3/ngày - đêm trong quý I-2024.
- Tiếp tục đôn đốc sớm đưa và vận hành Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II (Hợp phần 2) nâng công suất lên 600.000m3/ngày - đêm, Nhà máy nước Xuân Mai tại Hòa Bình công suất 300.000m3/ngày - đêm.
Tại văn bản số 176 ngày 22-9-2023, Ban Cán sự Đảng thành phố đã báo cáo Thường trực Thành ủy và đề xuất 5 nhiệm vụ nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước:
Một là, đôn đốc các nhà đầu tư tập trung nguồn lực khẩn trương hoàn thành dự án phát triển nguồn cấp nước.
Hai là, tập trung chỉ đạo 9 đơn vị cấp nước đẩy nhanh tiến độ mở rộng mạng phân phối và dịch vụ cho những khu vực đã được giao vùng cấp nước.
Ba là, hoàn thành việc lựa chọn đơn vị cấp nước cho 9 xã còn lại của huyện Phúc Thọ trong năm 2023, thực hiện dự án trong giai đoạn 2024-2025.
Bốn là, đôn đốc UBND huyện Ba Vì hoàn thiện hồ sơ đề xuất sử dụng nguồn vốn ngân sách, triển khai cấp nước cho khu vực dân cư tại xã Khánh Thượng và Minh Quang trong quý I-2024 và hoàn thành trong năm 2025.
Năm là, đối với các khu vực khó khăn, địa hình đồi gò, dân cư thưa thớt, các đơn vị xã hội hóa không thể đầu tư mạng lưới cấp nước được, giao UBND các huyện nghiên cứu Dự án cấp nước cho các khu vực còn lại bằng nguồn ngân sách; đề xuất cơ chế quản lý vận hành sau đầu tư....
Người dân Thủ đô có thể sẽ thấy một diện mạo rất khác của sông Tô Lịch, vốn được biết đến với cái tên “dòng sông chết”, khi Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử nghiệm trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/12.
Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2024 đang diễn ra tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, quận Thanh Xuân. Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự lễ khai mạc.
Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 06 Nguyễn Doãn Toản làm Trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình 06 tại thị xã Sơn Tây.
Sáng nay, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố năm 2024.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".
Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.
0