Hà Nội quyết tâm khắc phục ô nhiễm không khí

Cùng với quá trình đô thị hóa, Hà Nội đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường, trong đó có ô nhiễm không khí. Các kết quả quan trắc cho thấy, số ngày có chỉ số chất lượng không khí ở mức kém và xấu chiếm tỷ lệ hơn 30% tổng số ngày quan trắc trong năm.

Sáng 11/4, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì tổ chức Hội thảo “Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội: Hợp tác và hành động” nhằm hoàn thiện kế hoạch với nhiều giải pháp ứng phó khẩn cấp cũng như lâu dài khắc phục ô nhiễm không khí.

Lần đầu tiên sau nhiều năm, Hà Nội đã công bố được kết quả nghiên cứu khá toàn diện về bức tranh môi trường không khí. Các kết quả quan trắc cho thấy, số ngày có chỉ số chất lượng không khí ở mức kém và xấu chiếm tỷ lệ hơn 30% tổng số ngày quan trắc trong năm.

Nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm tại thành phố Hà Nội vượt hơn 8 lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới. Trong đó, giao thông vận tải phát thải bụi mịn PM2.5 lớn nhất (chiếm từ hơn 50 – 70%), tiếp đến từ nguồn sản xuất công nghiệp (từ 14% - 23%), còn lại là từ các nguồn sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Từ việc xác định các nguồn phát thải chính, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đề cập các giải pháp trước mắt và dài hạn như kiểm soát khí thải từ giao thông, di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực nội thành, tăng cường tưới nước rửa đường.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì tổ chức Hội thảo “Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội: Hợp tác và hành động”.

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Hà Nội từ vài năm trở lại đây đã trở thành câu chuyện đến hẹn lại lên. Trong kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí, Hà Nội đã đặt ra những mục tiêu khá tham vọng như thành công giảm thiểu tối đa ô nhiễm không khí, bảo đảm chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình theo chỉ số AQI ít nhất 75% số ngày trong năm; giảm phát thải khoảng 6.000 tấn bụi mịn PM2.5.

Bà Lưu Thanh Chi - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Bà Lưu Thanh Chi - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: "Trong kế hoạch này đề ra 2030 chỉ số AQI đạt được những ngày chỉ số tốt và trung bình đạt trên 75%, để đạt được tham vọng đó cần nhiều nỗ lực của các cấp, ngành cũng như người dân đồng hành, từng mỗi cá nhân ý thức trong tham gia giao thông cũng như sử dụng phương tiện thân thiện môi trường. Đó cũng là đóng góp nỗ lực chung của thành phố cải thiện môi trường không khí".

Lần đầu thành phố Hà Nội có bản kế hoạch chi tiết, cụ thể đề cập tới loạt giải pháp đồng bộ để cải thiện môi trường không khí của Thủ đô. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn nhận định về khó khăn khi triển khai.

Cải thiện chất lượng môi trường không khí rõ ràng không phải câu chuyện ngày một ngày hai. Nhiều đô thị lớn trên thế giới cũng đang loay hoay giải quyết vấn đề này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm tròn 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), sáng 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”.

Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.

Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 với 2 phần thi trực tuyến và sân khấu hóa. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.