Hà Nội sẵn sàng cho kỳ thi vào lớp 10 công lập

Kỳ thi lớp 10 năm học 2024-2025 sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/6 với hơn 106.000 thí sinh tham gia dự thi. Công tác phục vụ tổ chức kỳ thi đang được cả hệ thống chính trị từ thành phố đến các quận, huyện, thị xã, nhà trường quan tâm và vào cuộc.

Hà Nội đã thành lập 201 điểm thi với hơn 4.300 phòng thi chính thức, hơn 400 phòng thi dự phòng đặt tại các THCS, THPT trên địa bàn các quận, huyện, thị xã. Đây đều là những nơi có cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, bảo đảm các điều kiện về an ninh, an toàn.

Do số lượng thí sinh dự thi rất lớn nên Hà Nội bố trí hơn 15.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác phục vụ kỳ thi

Do số lượng thí sinh dự thi rất lớn nên Hà Nội bố trí hơn 15.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác phục vụ kỳ thi. Cùng với đó, Sở GD&ĐT cũng huy động hơn 600 cán bộ làm công tác thanh tra để thực hiện thanh tra tất cả các khâu của kỳ thi, từ chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, xét tuyển thẳng, cho đến công nhận trúng tuyển.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà - Trưởng ban Chỉ đạo thi tuyển sinh Thành phố năm 2024 yêu cầu, các đơn vị, địa phương tuyệt đối không chủ quan trong mọi khâu; chuẩn bị chu đáo các nội dung và rà soát thật kỹ lưỡng về mọi mặt, dự báo được các tình huống phát sinh, tránh bị động, bất ngờ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giáo dục hiện đang dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp với ngành Y và Sư phạm, cho rằng điểm này không sát yêu cầu chất lượng mà còn tính toán vất vả.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Dù đang trong thời gian của học kỳ I năm học 2024-2025, nhưng nhiều trường tư thục tại Hà Nội như: Nguyễn Siêu, Archimedes, Ngôi sao Hà Nội,… đã bắt đầu triển khai công tác tuyển sinh, công bố các thông tin tuyển sinh cho năm học tiếp theo 2025-2026 tới người học và phụ huynh học sinh.

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Bộ GD-ĐT dự kiến cơ sở đào tạo có thể tổ chức xét tuyển sớm.

Dự thảo sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học 2025 đang được lấy ý kiến với nhiều điểm thay đổi. Trong đó quy định siết xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu khiến các trường gặp khó trong tuyển sinh.

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, dự kiến sẽ áp dụng từ năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.