Hà Nội sắp xây ba cầu lớn vượt sông Hồng

UBND thành phố thống nhất chủ trương triển khai ngay trong giai đoạn 2025 – 2030 bằng nguồn vốn đầu tư công các cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi.

Đã nhiều năm nay, ngõ 310, đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, được thông báo nằm trong qui hoạch xây dựng cầu Tứ Liên. Thấp thỏm, nhà cửa giữ nguyên trạng không sửa sang, xây mới, ông Hòa cũng như nhiều người dân nơi đây mong công trình sớm triển khai để có thể ổn định cuộc sống.

Cầu Tứ Liên cùng với cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi vừa được chủ tịch UBND thành phố giao các đơn vị liên quan hoàn thành thủ tục để phê duyệt chủ trương đầu tư ngay trong tháng 1 và tháng 2/2025. Đây là ba cây cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông của Thủ đô nên cần được ưu tiên đầu tư trước.

Ông Phan Trường Thành - Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính - Sở GTVT Hà Nội, cho biết: "Cầu Tứ Liên và cầu Ngọc Hồi là giao thông đối ngoại, trong đó cầu Tứ Liên kết nối Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên và khu vực phía Bắc, cầu Ngọc Hồi nằm trên đường vành đai 3,5 kết nối với tỉnh Hưng Yên và khu vực phía Nam. Cầu Trần Hưng Đạo là giao thông hoàn toàn đối nội, kết nối khu vực nội đô lịch sử với khu vực phía Đông Bắc".

Cả ba cây cầu này đều được xây dựng bằng vốn đầu tư công, với tổng mức đầu tư gần 55.000 tỷ đồng. Trong đó, cầu Tứ Liên nghiên cứu theo hướng hợp đồng EPC – thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng. Cầu Ngọc Hồi thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công của Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và hỗ trợ của Trung ương. Thứ tự ưu tiên triển khai sẽ phụ thuộc vào việc cân đối nguồn vốn của thành phố.

Cầu Tứ Liên có điểm đầu giao với đường Nghi Tàm, điểm cuối qua nút giao quốc lộ 5 kéo dài, đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên dài 11,5km sẽ kết nối quận Tây Hồ, Long Biên và huyện Đông Anh. Cầu có kiến trúc dây văng kết hợp văng xoắn tạo các nhịp lớn với hệ khung thép nhẹ, hai trụ cầu chính được tạo hình.

Cầu Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 5,5km, đi qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Long Biên, điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông – Lê Thánh Tông, điểm cuối giao với đường Vũ Đức Thuận.

Phương án đạt giải nhất cuộc thi kiến trúc cầu đã được công bố vào đầu năm 2022. Cầu Ngọc Hồi sẽ được tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc trong tháng 12/2024.

Theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngoài 9 cây cầu hiện hữu, Hà Nội sẽ có thêm 9 cầu nữa bắc qua sông Hồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 25/12, Huyện ủy Mỹ Đức tổ chức công bố các quyết định thành lập Đảng bộ hai xã trực thuộc và ra mắt Ban Chấp hành, Ban thường vụ các Đảng bộ mới theo Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp lại địa giới hành chính cấp xã.

Chiều ngày 25/12, Ban Thường vụ Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ công bố quyết định sáp nhập Đảng bộ phường Ngô Quyền theo Nghị quyết 1286/QH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quyết định về công tác cán bộ.

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV.

Liên quan đến đường dây “Mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia đặc biệt nghiêm trọng” do Vũ Hoàng Oanh (còn gọi là Oanh "Hà") cầm đầu, ngày 24/12, TAND TP. HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 30/12.

Thời gian qua, nhiều vụ bạo hành trẻ em nghiêm trọng đã diễn ra, để lại những hậu quả nghiêm trọng, nặng nề đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, gây bức xúc trong dư luận.

Theo kế hoạch, ngày 26/12, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.