Hà Nội sắp xếp lại đơn vị hành chính

Năm 2023 tiếp tục là một năm Hà Nội ghi dấu ấn là địa phương “mạnh tay” đi đầu trong thực hiện tinh gọn bộ máy, tiết kiệm biên chế hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan thuộc Thành phố. Đây được xem là nhiệm vụ khó của thành phố, bởi Hà Nội là địa bàn lớn, có nhiều yếu tố đặc thù.

Với 28 xã và 1 thị trấn, Ứng Hòa nằm trong danh sách cần sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã. Theo rà soát, địa phương có 5 xã không đáp ứng tiêu chí, cần thực hiện sắp xếp lại. Tuy nhiên, phân tích và tính toán, Ban thường vụ huyện ủy quyết định sắp xếp lại 9 xã. Ở khối Sở ngành, Sở Giao thông vận tải cũng là đơn vị được đánh giá cao trong quá trình rà soát, tổ chức sắp xếp lại bộ máy. Sở thành lập thêm 2 phòng chuyên môn, nhưng không làm tăng số lượng biên chế của Sở

Dịp này, Hà Nội có  23 quận, huyện, thị xã thuộc diện sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã. 20 ban, ngành và đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần tiếp tục rà soát bộ máy

Theo dự kiến sau sắp xếp, Thành phố giảm 06 chi cục; giảm đầu mối bên trong chi cục 51 đơn vị; tăng 6 phòng chuyên môn thuộc Sở, giảm 12% số đơn vị hành chính cấp xã và là địa phương có số lượng đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp lớn nhất cả nước.

Đến nay, các Sở, ban, ngành đã xây dựng xong quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức; đang lấy ý kiến các cơ quan để tổ chức thực hiện.  Các quận huyện cũng đã hoàn thành phương án trình Bộ Nội vụ về giảm đơn vị hành chính theo đúng tiến độ.

Hà Nội xác định đây là nhiệm vụ khó, nhưng phải làm bằng được. Với mục tiêu tập trung nguồn lực và mở rộng không gian phát triển cho thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong khuôn khổ của Hội thảo “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD’’, sáng 8/1, Đại sứ quán Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực đường sắt đô thị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sáng 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu ngành giao thông vận tải Thủ đô cần tập trung giải quyết nạn ùn tắc giao thông, triển khai đề án giao thông thông minh và đề xuất cơ chế phát triển đường sắt đô thị.

Sáng 8/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội tổ chức tổng kết công tác Mặt trận năm 2024, triển khai chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2025.

Năm 2024, bất chấp nhiều khó khăn của bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, Thủ đô Hà Nội đã tăng trưởng GRDP đạt 6,52%, đạt nhiều kỷ lục như thu hút FDI, thu ngân sách.

Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, thành phố đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 9 cầu vượt sông Hồng.

Theo Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội, 66 nút đèn tín hiệu giao được lắp đặt mới này có tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng. Nguồn tiền trích từ ngân sách TP Hà Nội.