Hà Nội sẽ dùng ngân sách xây nhà ở xã hội
Với người có thu nhập thấp, đây là tin mừng vì trong gần 10 năm qua, đây là những dự án đầu tiên được triển khai bằng nguồn vốn ngân sách. Hai dự án nhà ở xã hội này đều nằm trên địa phận xã Tiên Dương (huyện Đông Anh). Trong đó:
- Khu đô thị mới - nhà ở xã hội thành phố Kết nối xanh (Green Link City) có quy mô khoảng 210.000m2 sàn với 3.200 căn hộ.
- Khu đô thị mới - nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương (huyện Đông Anh) quy mô khoảng 196.000m2 sàn với 3.000 căn hộ.
Tính trong gần 10 năm qua, dù Hà Nội đã hoàn thành 30 dự án NOXH với diện tích sàn lên đến 1,66 triệu m2 và đang triển khai 58 dự án khác với tổng diện tích 4 triệu m2.
Với người dân đang có nhu cầu an cư tại Hà Nội, sau mỗi dự án NOXH được xây dựng lại mở ra thêm một hy vọng mới. Anh Bùi Văn Lực, nhân viên văn phòng, cho biết: “Tôi đã ở Hà Nội 10 năm và rất mong có thể mua được 1 căn nhà. Mình hiện mất khá nhiều chi phí như tiền nhà, tiền xăng xe đi lại nên mất 1/3 khoản thu của mình. Nếu mình mua nhà mình sẽ tìm đến cả các gói vay của Ngân hàng chính sách và gói vay ưu đãi của Chính phủ”.
Chính sách đặc thù quy định Luật Thủ đô năm 2024 đang được Hà Nội vận dụng hiệu quả. Theo đó, Hội đồng Nhân dân thành phố có thẩm quyền quyết định sử dụng ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội thiết yếu trong các dự án đầu tư xây dựng NƠXH độc lập. Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư giảm chi phí xây dựng, tăng lợi nhuận để giảm giá bán, cho thuê, cho thuê mua NƠXH. Qua đây, thúc đẩy nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng loại hình nhà ở vốn được xem là “bỏ tiền chẵn đi thu tiền lẻ” này.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết: “NƠXH rõ ràng cần sự vào cuộc của cả chính phủ, địa phương và doanh nghiệp. Trong đó vai trò của địa phương cần phải được thể hiện rõ nhất trong những chuyện như giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như hình thành hệ sinh thái cho các dự án NƠXH”.
Trong giai đoạn 2021 - 2023, Hà Nội đã hoàn thành 5 dự án với tổng số 5.200 căn NƠXH. Thành phố phấn đấu đến hết năm 2025 tiếp tục thực hiện và hoàn thành 17 dự án (với trên 15.000 căn hộ) dành cho đối tượng thu nhập thấp.
Nguồn cung thời gian tới cũng sẽ được bổ sung từ việc chuyển đổi nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê. Tuy nhiên, số lượng các dự án vẫn còn ít, chậm so với tiến độ được duyệt và mục tiêu đề ra.
Thời gian gần đây, giá nhiều lô đất nền ở làng quê vùng ven Hà Nội liên tục tăng cao chóng mặt, có nơi đã vượt 100 triệu đồng/m².
Hà Nội dự kiến thu hồi khoảng 136ha đất để triển khai hai dự án giao thông trọng điểm là đoạn đường Vành đai 3,5 từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đoạn đường Vành đai 2,5 từ Nguyễn Trãi đến Đầm Hồng, nhằm giảm ùn tắc giao thông và thúc đẩy phát triển đô thị.
UBND thành phố vừa yêu cầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật 16 khu đô thị trên địa bàn để bàn giao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo trong tháng 1 năm 2025 phải xử lý dứt điểm dự án để treo của Tập đoàn Tân Hoàng Minh ở khu đất vàng rộng gần 8.000 m² tại địa chỉ số 94 phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng.
Tháo gỡ vướng mắc để khởi động lại các dự án đang là nhiệm vụ trọng tâm được Hà Nội tập trung chỉ đạo, bởi trên địa bàn Thủ đô đang tồn tại hàng trăm khu đất ở các vị trí đắc địa, nhưng bị bỏ hoang cả chục năm, gây lãng phí rất lớn về nguồn lực đất đai.
Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở tại xã Hoàng Văn Thụ và xã Hữu Văn.
0