Hà Nội siết chặt công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành công văn chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Đây là chỉ đạo thứ hai của thành phố chỉ trong bốn tháng qua, trước những diễn biến mới bất thường ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.

Phiên đấu giá đất tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, ngày 29/11, có 58 lô đất được đưa ra đấu giá, với 6 vòng bắt buộc. Điều bất thường xảy ở vòng đấu thứ 5. Một khách hàng đã trả giá cho ba lô đất tới mức khó tin 30 tỷ đồng/m². Nhiều thửa đất khác cũng được đẩy lên rất cao. Đến vòng đấu cuối cùng, đồng loạt không ai trả giá khiến 36 lô đất đấu giá không thành công. Công an thành phố đã vào cuộc điều tra. 5 đối tượng đã bị tạm giam và khởi tố về hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.

Đối tượng Phạm Ngọc Tuấn (thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội) khai nhận: “Tại vòng 5, lúc đầu tôi nhầm là sẽ đánh cả 10 mảnh. Đánh là sẽ trả giá khoảng 30 hoặc hai mấy, trả dần các mảnh để vẫn có cơ hội vào vòng 6 để đấu tiếp. Nhưng mà tôi nhớ lại thì vòng 5 là vòng áp chót rồi, nghĩa là sang vòng sau sẽ không còn cơ hội để mà giữ được đất nữa thế là tôi vội vàng sửa thành 30 triệu và thêm ba số không nữa để giữ được 3 lô”.

Cùng lúc đấu nhiều thửa đất. Thông đồng thổi giá. Khi không đạt được mục đích thì sẵn sàng phá hoại - đó chỉ là một số trong rất nhiều thủ đoạn nhằm thực hiện hành vi thao túng, trục lợi. Thực tế cho thấy, đấu giá đất dường như đang trở thành “sân chơi riêng” của những người đấu giá chuyên nghiệp. Trả giá rất cao rồi bỏ cọc - điển hình là cuộc đấu giá 68 thửa đất ở xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai tổ chức ngày 10/8. Thửa cao nhất có giá hơn 103 triệu đồng/m², thấp nhất cũng gần 100 triệu/m². Nhưng đến hạn nộp tiền, 80% trường hợp bỏ cọc.

Liên tiếp các cuộc đấu giá sau đó, nhiều thửa đất bị đẩy cao phi lý. Tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thửa cao nhất được đẩy lên tới trên 133 triệu đồng/m². Huyện Phúc Thọ: 75 triệu đồng/m². Quận Hà Đông: 262 triệu đồng/m². Cao phi lý như vậy nhưng nhiều thửa vẫn được rao bán chênh. Từ đây, chiêu trò “trả giá cao, tạo sốt ảo, kích sóng đất nền” bị chỉ ra. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà nhà đi đấu giá đất để lướt sóng kiếm lời là do giá khởi điểm được áp dụng quá thấp so với giá thị trường.

Bà Phạm Thị Miền - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, cho hay: “Nguyên nhân đầu tiên là do tiền cọc khá là thấp. Khi đó các đối tượng có thể tham gia rồi bỏ cọc không quá áp lực. Một nguyên nhân nữa là từ bảng giá đất vẫn đang tính theo quy định cũ nên giá khởi điểm thấp. Khi bảng giá đất mới được đưa vào thực tế thì sẽ khiến cho mức giá khởi điểm gần với thị trường hơn và sẽ giảm được ý đồ đầu cơ của các cá nhân và nhóm lợi ích riêng”.

Những bất cập trong tổ chức đấu giá đất tiếp tục được Ủy ban nhân dân thành phố chỉ rõ và yêu cầu các địa phương thực hiện đúng quy định pháp luật, rà soát, chấn chỉnh công tác đấu giá theo các văn bản chỉ đạo trước đó của Chính phủ và thành phố. Các quận, huyện, thị xã cần chủ động đề xuất giải pháp cụ thể để tổ chức đấu giá chặt chẽ, công khai, minh bạch, bảo đảm hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB bất động sản Hà Nội, cho biết: “Chúng ta đầu thầu rộng rãi, nhiều lô trong một lúc, nhiều khu trong một thời gian thì rõ ràng sẽ hạn chế được. Thứ hai là định giá, đánh giá đất đai, đưa giá sát với thị trường, sẽ không dẫn đến hiện tượng như đợt đầu nữa”.

Đây cũng là vấn đề đang được Hà Nội chấn chỉnh. Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các địa phương đánh giá hiệu quả việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá, đặc biệt tránh tổ chức đấu giá tại khu vực có giá khởi điểm thấp, không đủ bù đắp chi phí giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng.

Những khu đất đấu giá được chuyển đổi mục đích sử dụng để phục vụ tái định cư hoặc công trình công cộng, góp phần hỗ trợ các dự án trên địa bàn - đây tiếp tục là chỉ đạo được UBND thành phố nhấn mạnh. Kinh nghiệm từ thực tế giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 đã cho thấy hiệu quả trong công tác bố trí tái định cư, được người dân đồng tình, ủng hộ.

Đất đấu giá, ngoài mục đích tạo nguồn thu ngân sách, phải phục vụ nhu cầu thực tế của người dân sở tại. Điều này vẫn chưa được thực hiện trong thời gian qua. Việc nghiên cứu ban hành chính sách thuế phù hợp; quy định về thời gian mua, bán đất đấu giá; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm là những giải pháp cần được triển khai để bịt kín những kẽ hở, ngăn chặn tình trạng lũng đoạn, trục lợi trong đấu giá đất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện số 130/CĐ-TTg về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội (NƠXH).

Tình trạng đất đấu giá bị đẩy lên cao một cách phi lý không chỉ làm méo mó thị trường mà còn gây thiệt hại trực tiếp đến người dân. Ban Dân nguyện đã đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành có giải pháp kiểm soát chặt việc đấu giá đất.

Năm 2025, Hà Nội sẽ có thêm hơn 15.000 căn hộ nhà ở xã hội - một nguồn cung lớn nhà giá rẻ sẽ được đưa ra thị trường. Để tránh rủi ro bị lừa đảo, người mua cần phải nắm vững một số điều kiện khi mua nhà ở xã hội hình thành trong tương lai như sau.

Sắp tới sẽ có thêm 100.000 tỉ đồng vốn trái phiếu chính phủ cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp vay ưu đãi mua nhà trong giai đoạn 2025 - 2030. Như vậy, cơ hội tiếp cận vốn vay tiếp tục được mở ra, nhưng cần tăng nguồn cung để người dân có nhà để mua.

Ngày 11/12, HĐND Thành phố Hà Nội đã tiến hành chất vấn nhiều vấn đề được cử tri quan tâm. Nổi bật trong lĩnh vực nhà đất là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng các dự án chậm triển khai và công tác quản lý tài sản công.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng của năm 2024, lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đăng ký thành lập là hơn 4.240 doanh nghiệp, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.