Hà Nội tăng 70.000m3 nước từ nguồn nước ngầm dự phòng

Theo quyết định của Thủ tướng, những năm gần đây, Hà Nội đã giảm dần khai thác nước ngầm theo lộ trình đến năm 2025 - 2030. Bù lại, sẽ tăng sử dụng nước mặt các con sông.

Tuy nhiên, hè năm nay, các dự án khai thác nước sông Đà và sông Hồng đều chưa hoàn thành việc xây dựng hoặc nâng công suất. Để không xảy ra tình trạng thiếu nước, mất nước cục bộ, tạm thời thành phố chấp thuận tăng 70.000 m3 sản lượng khai thác từ nguồn nước ngầm dự phòng.

Nhà máy nước Mai Dịch vừa được thành phố chấp thuận cho khoan thay thế giếng suy thoái. Công suất của nhà máy nước được tăng thêm 9.000 m3/ngày đêm.

Ngoài nhà máy nước Mai Dịch, một số nhà máy khai thác nước ngầm khác có chất lượng nguồn nước thô tốt, như nhà máy nước Yên Phụ, Ngô Sỹ Liên, cũng được phép khoan thay thế giếng suy thoái.

Để bù đắp lượng nước thiếu hụt, thành phố sẽ tăng khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm dự phòng.

Theo Sở Xây dựng, hè năm nay, nhu cầu sử dụng nước trung bình của Hà Nội là trên 1,4 triệu m3, tăng khoảng 6,5% so với năm trước. Trong khi dự báo tổng công suất khai thác từ các nhà máy hiện có chỉ đạt 1,3 triệu m3, thiếu khoảng 70.000 m3/ngày đêm. Để bù đắp lượng nước thiếu hụt, thành phố sẽ tăng khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm dự phòng.

Ông Lê Văn Du, Trưởng Phòng quản lý hạ tầng cấp thoát nước, Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết: "việc tạm thời tăng khai thác nước ngầm không ảnh hưởng đến quy hoạch cấp nước và lộ trình giảm khai thác nước ngầm theo chỉ đạo của Chính phủ. Bởi đây là nguồn nước dự phòng trong khối lượng 700.000 m3 nước ngầm được phép khai thác tối đa. Hiện, Hà Nội mới chỉ khai thác gần 600.000 m3".

Thành phố  yêu cầu các nhà máy nước mặt sông Đà và sông Đuống khai thác tối đa công suất hiện có. Ngoài ra, để đảm bảo dịch vụ cấp nước, các giải pháp khác được triển khai đồng bộ như cân đối phân phối nguồn nước giữa các khu vực, cải tạo mạng lưới, giảm tỷ lệ nước thất thoát, lắp đặt bổ sung tuyến ống phân phối cho khu vực khó khăn. Đồng thời, các công ty nước sạch huy động xe téc, sẵn sàng cấp nước, hỗ trợ cho khu vực cuối nguồn trong trường hợp dịch vụ bị gián đoạn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 14/01/2025 đến hết ngày 12/02/2025, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu triển khai phương án khai thác bay đêm từ 0 - 24 giờ hàng ngày (giờ địa phương) tại các Cảng hàng không Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku và Tuy Hòa.

Với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn,” tối 17/11, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính. Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trần Hồng Hà tham dự.

Công tác quản lý đô thị tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã có nhiều chuyển biến, một phần nhờ sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng chức năng trong việc triển khai nhiều giải pháp hữu ích, sáng tạo.

Siêu bão Man-yi ngày hôm nay (18/11) sẽ đi vào Biển Đông với cường độ cấp 12, giật cấp 15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc ứng phó với bão Man-yi.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khoẻ của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, vừa được nhận giải thưởng Ramon Magsaysay (được xem là giải thưởng Nobel châu Á).