Hà Nội tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, mục đích đặt ra tại kế hoạch này là tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp dự phòng tích cực và chủ động, phát hiện kịp thời nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố.

Đồng thời, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và khuyến khích sự tham gia của người dân trong hoạt động phòng, chống ngộ độc thực phẩm; tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.

UBND thành phố giao Sở Y tế Hà Nội xây dựng phương án phòng ngừa ngộ độc thực phẩm; tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, bố trí nguồn lực, hướng dẫn diễn tập ứng phó sự cố, ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trên địa bàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giao Sở Y tế cấp giấy phép hành nghề cho bệnh viện tư nhân là một trong những điểm mới quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh mà Bộ Y tế vừa ban hành.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận một trường hợp bé gái 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà.

Tiêu thụ đồ uống có cồn là nguyên nhân dẫn đến khoảng 100.000 ca ung thư và 20.000 ca tử vong liên quan đến ung thư mỗi năm tại Mỹ. Đây là lý do khiến giới chức y tế nước này kêu gọi áp dụng nhãn dán cảnh báo đặc biệt trên đồ uống có cồn, nhằm thông báo về nguy cơ gây ung thư.

Sáng 4/1, Hội Nội soi tiêu hóa và can thiệp Việt Nam (VIGES) chính thức ra mắt và tổ chức Đại hội thành lập Hội Nội soi tiêu hóa và can thiệp Việt Nam lần thứ 1, nhiệm kỳ 2025-2030.

Sau 55 ca ghép thận thành công tại Bệnh viện Xanh Pôn và 5 ca tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, đến nay, kỹ thuật ghép thận đã trở thành kỹ thuật thường quy của hai bệnh viện hạng một của ngành Y tế Thủ đô.

Thay vì giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế một năm/lần có giá trị hết năm dương lịch, từ 1/1/2025, giấy này sẽ có giá trị một năm kể từ ngày ký. Bên cạnh đó, danh mục bệnh được cấp giấy chuyển tuyến năm cũng được nâng lên 141 bệnh, trước đó chỉ là 62 bệnh.