Hà Nội tăng giá dịch vụ y tế để tăng chất lượng

HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua nghị quyết điều chỉnh gần hai nghìn dịch vụ khám chữa bệnh. Đối tượng điều chỉnh là người bệnh chưa tham gia BHYT ở Hà Nội. Người bệnh không bị ảnh hưởng nhiều từ việc tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh.

Bị đau cột sống và tê bì chân tay, ông Nguyễn Văn Tề (thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ) đến khám và điều trị bấm huyệt tại Trạm Y tế thị trấn Phúc Thọ. Việc tăng giá dịch vụ y tế lần này không ảnh hưởng đến ông, bởi ông đã mua BHYT. Nửa tháng điều trị tại trạm y tế, ông được thanh toán 100% tiền khám chữa bệnh.

Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh chỉ tác động tới người bệnh không có bảo hiểm y tế.

Anh Phạm Đức Hoàng (phường Hà Cầu, quận Hà Đông) chưa tham gia BHYT. Vì yêu cầu công việc, anh đã thực hiện ba xét nghiệm viêm gan A, B, C tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Giá của ba xét nghiệm này trước đây hết 409 nghìn đồng. Sau khi nghị quyết có hiệu lực, giá của ba xét nghiệm chỉ thêm 8 nghìn đồng. Anh Hoàng nhận xét: "mặc dù có tăng nhưng không nhiều. Tôi nghĩ cũng cần mua BHYT, bởi nhỡ mắc bệnh nặng thì có BHYT chi trả, đỡ tốn kém".

Hà Nội hiện đang quản lý 42 bệnh viện công, 7 bệnh viện bộ ngành khác ngoài Bộ Y tế, 43 bệnh viện tư nhân, hơn 570 trạm y tế và gần 3.900 phòng khám đa khoa - chuyên khoa và cơ sở y tế tư nhân. Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chỉ tác động đến gần 6% số người chưa tham gia BHYT ở Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết người dân đi khám, chữa bệnh có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy song song với dùng căn cước công dân gắn chip, sử dụng tài khoản VNeID mức 2 và dùng ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số...

Bắt đầu từ ngày 1/8, bệnh viện Bạch Mai sẽ tăng giờ khám chữa bệnh đến 21h00 hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đăng ký qua app để chủ động đến khám chữa bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC) vừa cho biết, sau khi xảy ra trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu tại Nghệ An, người dân đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu ở TP. HCM có xu hướng gia tăng dẫn đến tình trạng hết vaccine.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam vừa đào tạo chuyên môn ngành ngoại thần kinh - cột sống với chủ đề “Cấp cứu thần kinh - cột sống” dành cho bác sĩ và điều dưỡng các bệnh viện khu vực miền Bắc.

Trước thực trạng việc khám bệnh các ngày trong tuần thường quá tải bệnh nhân, một số bệnh viện đã và đang đổi mới công tác khám sức khỏe cho người dân vào các ngày cuối tuần nhưng vẫn được hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT).