Hà Nội - Thành phố bên sông đang vươn mình
Được khánh thành vào năm 1902, cho tới 80 năm sau, Long Biên vẫn là cây cầu duy nhất của Hà Nội. Đây là công trình giao thông quy mô lớn đầu tiên tại Đông Dương, mang dấu ấn của nền văn minh công nghiệp đầu thế kỷ XX...
Hơn 100 năm, cây cầu đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử quan trọng của Thủ đô. Trong hai cuộc kháng chiến, không ít lần công trình đã bị bom đạn tàn phá, nhưng sau đó lại được hàn gắn và dựng lại. Từ đó cho đến nay, cầu Long Biên vẫn sừng sững nối hai bờ sông Hồng cuộn chảy... Ngày nay, dù Hà Nội đã có nhiều cây cầu mới hiện đại hơn, nhưng cầu Long Biên vẫn giữ một vị trí đặc biệt.
Cách cầu Long Biên khoảng 4 km về phía tây, một cây cầu dây văng hiện đại nhất cả nước đã hiện diện bên dòng sông mẹ, kết nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh. “Từ khi khánh thành cầu Nhật Tân năm 2015, tôi thấy đường giao thông rất thuận tiện từ nội đô ra tới ngoại đô, bờ Bắc và bờ Nam giao thông đi lại rất thuận tiện”, ông Nguyễn Văn Hiện, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, nói.
Năm 2015, cầu Nhật Tân được khánh thành, với đường dẫn và phần cầu chính dài gần 9km, tổng mức đầu tư gần 14.000 tỉ đồng. Phần cầu chính rộng hơn 33m với 8 làn xe chạy. Kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp, với 5 trụ tháp lớn tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội.
Cầu Nhật Tân hội tụ những công nghệ xây dựng tiên tiến nhất. Đây cũng là biểu tượng của quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. TS Phan Lê Binh, Trưởng Đại diện văn phòng tư vấn OCG Nhật Bản, cho biết: “Cho đến nay, cầu Nhật Tân đã thể hiện vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kết nối cửa ngõ giao thương quốc tế sân bay Nội Bài với trung tâm Hà Nội. Cầu Nhật Tân là mạng lưới mắt xích quan trọng trong giao thông liên vùng của Hà Nội kết nối với các tỉnh phía Bắc. Nhờ có cầu Nhật Tân mà việc giao thương hàng hoá giữa các tỉnh lân cận với Hà Nội đã trở nên thuận tiện hơn, giúp giảm thời gian đi lại cũng như chi phí logictic”.
Từ khi hoàn thành, cầu Nhật Tân đã rút ngắn quãng đường di chuyển từ trung tâm thành phố đến Sân bay quốc tế Nội Bài. Công trình còn mở ra không gian phát triển mới cho Thủ đô ở khu vực phía bắc.
Hà Nội còn rất nhiều cây cầu kết nối với các tỉnh thành lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội trong khu vực, như: cầu Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì… Hà Nội đang quy hoạch thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng như cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Thăng Long mới, cầu Tứ Liên, cầu Mễ Sở, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên và cầu Ngọc Hồi… Như vậy, khi hoàn thành Hà Nội sẽ có ít nhất 22 cây cầu.
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
0