Hà Nội thiếu nhà vệ sinh công cộng
Một ngày làm việc của bà Huynh bắt đầu từ 5h30 phút sáng. Đôi khi, buổi sáng bắt đầu không hề dễ chịu đối với bà. Bà Huynh đã làm công việc trông nom và dọn dẹp nhà vệ sinh được ngót 10 năm, mọi thao tác dọn dẹp đã trở nên thuần thục, nhưng sự phiền toái thì không dễ dàng để quen.
Cứ 1 – 2 tiếng, tùy vào lượt người sử dụng nhà vệ sinh mà bà Huynh lại lau dọn một lần. Nhà vệ sinh mà bà Huynh trông nom, dọn dẹp là một trong số những nhà vệ sinh được vận hành theo mô hình xã hội hóa cùng với hệ thống những nhà vệ sinh do Công ty môi trường Urenco vận hành.
Theo thống kê, hiện tại Hà Nội có khoảng 400 nhà vệ sinh công cộng. Những nhà vệ sinh này tồn tại dưới dạng nhà vệ sinh xây kiên cố, những nhà vệ sinh lắp ghép, phân bố tại những đường phố lớn, khu vực trung tâm đông khách du lịch, trong các công viên, vườn hoa, sân chơi công cộng… 400 nhà vệ sinh là một con số khá lớn nhưng không nhiều người nhận ra sự hiện diện của chúng, hay can đảm bước vào nhà vệ sinh công cộng vì ám ảnh tình trạng bẩn, không có nước và… mất vệ sinh.
Nhiều nhà vệ sinh công cộng hiện nay ở các công viên, những khu vui chơi rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Sàn nhà ngập nước, bồn bệ ẩm mốc, không được cọ rửa. Thậm chí cửa nhà vệ sinh cũng phập phành. Hệ thống van xả, thoát nước không còn hoạt động. Việc không có đủ nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ không chỉ gây bất tiện mà còn cản trở sự phát triển của các hoạt động ngoài trời và trải nghiệm của du khách tại thành phố du lịch.
Khoảng không gian thoáng đãng của công viên, thời tiết dễ chịu khiến mọi người có thể ngồi lại lâu hơn. Rào cản đôi khi đến từ nhà vệ sinh công cộng. Nhiều nhà vệ sinh cũng đã có những điều chỉnh trong thiết kế để người khuyết tật có thể tiếp cận, nhưng vẫn có những trục trặc trong quá trình vận hành.
Hà Nội đang xây dựng thêm công viên và tuyến phố đi bộ, nhằm khuyến khích mọi người tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Các nhà vệ sinh đang được xây dựng nhiều hơn, khang trang và sạch sẽ hơn như một phần tất yếu của văn minh đô thị. Việc cần làm là đưa vị trí các địa điểm có nhà vệ sinh công cộng lên bản đồ chỉ dẫn du lịch.
Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh, thì thiết kế và thay đổi diện mạo của những nhà vệ sinh công cộng là điều cần thiết cho một thành phố du lịch như Hà Nội. Nhiều thành phố trên thế giới đã đưa nhà vệ sinh công cộng ra mặt tiền với sự phát triển của công nghệ, vật liệu xây dựng. Có thể Hà Nội và các đô thị của Việt Nam chưa sẵn sàng cho việc này, thì cần những chỉ dẫn đủ rõ ràng. Lựa chọn nào cũng có thể tạo ra tranh luận, nhưng để thay đổi thói quen và cách nghĩ về nhà vệ sinh thì luôn cần cái nhìn trực diện vào nhu cầu thiết yếu của con người.
“Đi Hà Nội toilet đi” là tên của một đồ án nhà vệ sinh công cộng đoạt giải trong Thiết kế Việt Nam 2023. Hy vọng đồ án này sớm được triển khai, như cách chúng ta dễ dàng thoải mái với nhau khi nói "Đi toilet đi". Chỉ khi nào các nhà vệ sinh không nằm trong những góc khuất để rồi xuống cấp thì khoảng trống thiếu vắng nhà vệ sinh công cộng mới được cải thiện, chúng ta mới có những đô thị thực sự văn minh và nhân văn.
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
0