Hà Nội: Thủ đô của khát vọng hòa bình và phát triển

Ngày Hội Văn hóa vì Hòa bình không chỉ là dịp để tôn vinh văn hóa dân tộc mà còn là cơ hội để nhìn lại chặng đường 70 năm Thủ đô Hà Nội đứng lên mạnh mẽ từ đổ nát của chiến tranh để trở thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững.

Những hình ảnh quen thuộc như cầu Long Biên - nơi đoàn quân tiến vào tiếp quản Thủ đô, Cột cờ Hà Nội - nơi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong lễ chào cờ đầu tiên vào ngày 10/10/1954, hay các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng gắn liền với Thủ đô như cửa ô Hà Nội, Đoan Môn của Hoàng thành Thăng Long hiện lên rõ nét trên sân khấu, gợi lại lịch sử hào hùng, quá trình phát triển của Hà Nội trên chặng đường 70 năm sau ngày tiếp quản Thủ đô.

Người dân Hà Nội khi ấy đứng lên từ đổ nát của chiến tranh, bắt đầu hành trình tái thiết thành phố từ những mảnh vỡ, và từ đó từng bước phát triển, trở thành một đô thị sôi động và thịnh vượng.

Nhìn lại hành trình từ sau ngày tiếp quản Thủ đô đến hôm nay, Hà Nội đã trải qua một quá trình thay đổi nhanh và lớn mạnh. Thành phố hôm nay đã mở rộng ra nhiều hướng, với hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, các khu đô thị mới với đầy đủ các công trình công cộng, không gian xanh văn minh và tiện ích .

Nhiều khu vực ngoại thành, nay đã trở thành các quận phát triển đầy tiềm năng và hiện đại như: quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Long Biên, Bắc và Nam Từ Liêm... Sự chuyển mình của thành phố không chỉ dừng lại ở việc mở rộng diện tích mà còn là quá trình xây dựng một Hà Nội bền vững, với các công trình công cộng tiện ích phục vụ tích cực cho đời sống nhân dân.

Bà Bùi Thị Bình, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, chia sẻ: “Mỗi lần lên đây tôi như lạc lối, không nhận biết được nơi mà hồi ngày bao cấp mình thường đi lên chợ Đồng Xuân để xếp hàng mua thực phẩm...”.

Ngày Hội Văn hóa vì Hòa bình.

Điều đặc biệt tại Ngày Hội Văn hóa vì Hòa bình chính là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, không chỉ tái hiện những dấu mốc quan trọng trong lịch sử hào hùng của Hà Nội mà còn thể hiện tinh thần sáng tạo và khát vọng dựng xây Thủ đô hướng tới tương lai.

Trong sự phát triển ấy, Hà Nội vẫn giữ gìn những giá trị văn hóa cốt lõi. Các di tích lịch sử như Hoàng thành Thăng Long, cầu Long Biên, hay khu phố cổ vẫn là di sản, biểu tượng của Thủ đô. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của Hà Nội - một thành phố vừa hiện đại, năng động, vừa sâu lắng và đậm đà bản sắc, minh chứng cho dòng chảy không ngừng của văn hóa, truyền thống và hiện đại giao thoa, tạo nên hình ảnh Thủ đô đa sắc màu.

Ông Camilo - du khách Hoa Kỳ, cho hay: “Tôi có tìm hiểu về sự kiện 70 năm Giải phóng Thủ đô. Thật kỳ diệu khi một thành phố từng bị tàn phá bởi chiến tranh giờ đây phát triển thành một đô thị hiện đại. Và Hà Nội có một bản sắc rất riêng, vừa hiện đại vừa cổ kính”.

Hà Nội hôm nay - một thành phố đã vượt qua bom đạn để vươn lên mạnh mẽ, là biểu tượng của hòa bình, của sự phát triển hiện đại nhưng những giá trị đặc biệt mà thành phố này đang gìn giữ qua lớp lớp thế hệ chưa bao giờ phai nhạt. Ngày Hội Văn hóa vì Hòa bình là một lời nhắc nhở rằng quá khứ và hiện tại luôn đan xen, là nền tảng dựng xây một Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện nay, các chợ truyền thống tại Hà Nội đang bộc lộ nhiều bất cập về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), hạ tầng xuống cấp.

Sáng nay, 10/12, HĐND Thành phố bước vào ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND Thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 3 ngày tới, trời miền Bắc sẽ đỡ rét. Tuy nhiên trong tuần này, một đợt không khí lạnh khác sẽ tăng cường xuống nước ta.

Ngày 9/12, HĐND thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 20 - kỳ họp thường kỳ cuối năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.

Trước nhiều luồng ý kiến trái chiều về chủ trương thí điểm tuyến vận tải mới từ Bến xe Lào Cai, Sa Pa về Bến xe Giáp Bát và Bến xe Nước Ngầm không hoạt động vào những khung giờ cao điểm, đại diện các cơ quan chức năng khẳng định, việc xem xét cho phép được thí điểm tuyến mới “đảm bảo không phá vỡ luồng vận tải”.

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Ban Kinh tế Trung ương cần cách mạng về tư duy, cách mạng về tổ chức bộ máy để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới, phương thức làm việc để tạo đột phá.