Hà Nội tiếp tục xử lý 31 điểm ùn tắc giao thông

Tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn có diễn biến rất phức tạp. Trong thời gian tới, Sở GTVT Hà Nội sẽ tiếp tục xử lý 31 điểm ùn tắc còn lại.

Trên một số tuyến đường chính, trục đường xuyên tâm như Cầu Giấy - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, Âu Cơ - Nghi Tàm - Xuân Diệu, La Thành - Giảng Võ... các phương tiện di chuyển khó khăn trong giờ cao điểm. Tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường vào nội đô, cửa ngõ ra vào thành phố luôn diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong giờ cao điểm, các dịp lễ, tết.

Tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn có diễn biến rất phức tạp

Theo Sở GTVT Hà Nội, trong năm 2024, Hà Nội có 33 điểm ùn tắc giao thông. Trong đó, 22 điểm chuyển tiếp từ năm 2023 và 11 điểm phát sinh. Ba tháng đầu năm 2024, Sở GTVT Hà Nội đã xóa được hai điểm ùn tắc giao thông tại khu vực nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển và nút giao Sa Đôi - Đường 70.

Một số tuyến đường vào nội đô, cửa ngõ ra vào thành phố trong giờ cao điểm thường xuyên  ùn tắc.

Về nguyên nhân của tình trạng ùn tắc giao thông, Sở GTVT Hà Nội đã phân loại thành 4 nhóm nguyên nhân chính:

Tốc độ tăng trưởng phương tiện giai đoạn 2019 - 2023 là trên 10%/năm đối với ô tô, 3%/năm đối với xe máy. Tuy nhiên, diện tích đất cho giao thông bình quân hằng năm chỉ tăng 0,26 - 0,3%. Trong khi đó, quỹ đất dành cho giao thông tĩnh đạt dưới 1%. Sự chênh lệch đó tất yếu dẫn đến quá tải hạ tầng giao thông ngày càng trầm trọng, nhất là trên những tuyến đường cấp đô thị hướng tâm, vành đai, các cầu vượt sông Hồng... Hà Nội đang triển khai thi công nhiều công trình trọng điểm, do vậy một số tuyến đường có rào chắn làm thu hẹp mặt cắt đường, ảnh hưởng đến việc lưu thông của người dân.

Diện tích đất cho giao thông bình quân hằng năm chỉ tăng 0,26 - 0,3%.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 8 triệu phương tiện tham gia giao thông, gồm 6,7 triệu xe máy, 1 triệu ô tô các loại và 0,2 triệu xe điện, chưa kể đến khoảng 1,2 triệu phương tiện đến từ tỉnh thành khác.

Trong thời gian tới, Sở GTVT Hà Nội sẽ tiếp tục xử lý 31 điểm ùn tắc còn lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại lộ Chu Văn An, nay là đường Phạm Tu, thuộc huyện Thanh Trì, có chiều dài 2.5km, được đầu tư xây dựng rộng đẹp với 4 làn xe cùng hạ tầng đồng bộ. Nhưng nhiều năm qua, tuyến đường này bị đổ trộm rác thải, gây ô nhiễm môi trường.

Từ nay đến ngày 4/5, tại thành phố Hà Nội xuất hiện mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh, tiềm ẩn nguy cơ úng ngập, sạt lở đất.

Chiều nay 02/05, đoàn công tác của Bộ Công an với khoảng 100 đại biểu - là đại diện Công an các tỉnh, thành phố đã có buổi tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu tại Công an phường Dịch Vọng Hậu - quận Cầu Giấy. Đến dự có đại diện các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và Công an thành phố Hà Nội.

Dự án đường trục phía Nam Thủ đô, đoạn đi qua huyện Phú Xuyên dài gần 9km. Sau thời gian dài 'đắp chiếu' để chờ mặt bằng sạch, gần đây, địa phương đã nối lại thi công. Tuy nhiên, vẫn còn hai khu vực chưa thể giải phóng mặt bằng, có thể gây ảnh hưởng tới khả năng thông xe toàn tuyến được thành phố gia hạn trong năm 2025.

Sau phản ánh về tình trạng xe ô tô đỗ, dừng trái phép dưới lòng đường Nghiêm Xuân Yêm, đoạn gần khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim đã tiến hành giải tỏa, xử lý vi phạm. Bước đầu ghi nhận kết quả tích cực, tình hình trật tự đô thị tại khu vực này đã dần đi vào nề nếp.

Sáng nay (2/5), Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã trình bày Đề cương tổng quát Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ Thành phố.