Hà Nội tìm cách gỡ khó cho các cụm công nghiệp

Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Không ít địa phương có làng nghề đã có cụm công nghiệp nhưng chưa thể đưa vào hoạt động. Với mục tiêu phát triển cụm công nghiệp vững mạnh, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế Thủ đô, ngay từ đầu năm 2024, thành phố đã ban hành một kế hoạch riêng về quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn, theo đó trong năm nay thành phố sẽ đầu tư mới 10 - 15 cụm công nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho khoảng 15 - 20 cụm công nghiệp đã xây dựng nhưng chưa thể đưa vào hoạt động.

Hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thu hút các doanh nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Năm 2024, thành phố đã xây dựng một kế hoạch riêng về quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp, gỡ khó cho các cụm công nghiệp đã xây dựng nhưng chưa thể đưa vào hoạt động, đồng thời đầu tư cho các cụm công nghiệp mới.

Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề.

Gần 10 năm nay, nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh ở làng nghề miến dong làng So, huyện Quốc Oai mong chờ cụm công nghiệp làng nghề Tân Hòa sớm được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động để di dời sản xuất ra cụm công nghiệp. Sản xuất trong khu dân cư, đường giao thông nhỏ hẹp nên việc vận chuyển gặp khó khăn, chi phí vận chuyển hàng hóa cũng vì thế mà tăng theo.

Cụm công nghiệp làng nghề Tân Hòa có quy mô 12 ha ,nằm trên địa bàn huyện Quốc Oai, có quyết định đầu tư xây dựng từ năm 2019 để đáp ứng mong mỏi của những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề. Thế nhưng, dự án đến nay vẫn “án binh bất động”, đất để cho cỏ mọc um tùm.

Lại có chuyện trái ngược. Cụm công nghiệp Phương Trung, huyện Thanh Oai, có quy mô 9,55 ha, được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ từ hệ thống phòng cháy, chữa cháy, trạm quan trắc xử lý nước thải… sẵn sàng tiếp nhận khoảng 40 doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau 4 tháng đi vào hoạt động, mới có 7 doanh nghiệp làm hồ sơ xin thuê đất tại cụm do tâm lý ngại thay đổi phương thức hoạt động.

Hà Nội có thêm khu công nghiệp 300 ha tại Đông Anh được UBND thành phố trao giấy chứng nhận đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng.

Hà Nội sắp có thêm khu công nghiệp 300 ha tại Đông Anh. UBND thành phố đã trao giấy chứng nhận đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng.

Với mục tiêu phát triển cụm công nghiệp vững mạnh, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế Thủ đô, ngay từ đầu năm 2024, thành phố ban hành một kế hoạch riêng về quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. Mục tiêu đặt ra là gỡ khó cho khoảng 15 - 20 cụm công nghiệp đã xây dựng nhưng chưa thể đưa vào hoạt động. Đồng thời, đầu tư mới 10 - 15 cụm công nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh đầu tư để tỷ lệ giải ngân đạt 95%, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đúng kế hoạch.

Nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), sáng 27/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm hỏi, gặp gỡ và động viên nhân dân làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây.

Khi xét xử vụ việc tiêu cực trong ngành đăng kiểm sẽ khiến 91 trung tâm kiểm định phải dừng hoạt động, Bộ GTVT lo ngại 36 địa phương có nguy cơ xảy ra ùn tắc đăng kiểm.

Đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 có tổng mức đầu tư 3.241 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2025, nhưng đến nay đang thi công cầm chừng.

Sáng 27/6, với 447/454 đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Luật Đường bộ, trong đó có nhiều quy định mới về đường cao tốc và trạm dừng nghỉ.

Sáng 27/6, Quốc hội thông qua Luật Đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì soạn thảo, trong đó, có quy định ô tô đi vào cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ phải trả phí.