Hà Nội tìm hướng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ

Theo kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, Hà Nội đặt mục tiêu có từ 6-10 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài.

Theo số liệu khảo sát mới nhất, trung bình một năm các làng nghề mây tre đan tại Hà Nội tiêu thụ khoảng 6.800 tấn nguyên liệu các loại; đối với các làng nghề gốm sứ, khối lượng nguyên liệu cần dùng hiện tại vào khoảng 620.000 tấn; các làng nghề sơn mài cần khoảng 4.000 tấn nguyên liệu. Nếu muốn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tất nhiên cần nguồn cung nguyên liệu lớn hơn nữa.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch Hội Sản xuất và Kinh doanh mây tre đan xuất khẩu, cho biết: “Những năm gần đây chúng tôi cũng đi tìm nguyên liệu nhưng vẫn còn khó khăn nhiều. Nơi khai thác được thì chưa có kỹ thuật xử lý, vậy nên gặp khá nhiều rủi ro và không đáp ứng được hợp đồng”.

Mặc dù đã có quy hoạch vùng nguyên liệu, nhưng ít nhất trong thời gian trước mắt, cần nhanh chóng tìm ra, hoặc kết nối được với các vùng nguyên liệu mới để phục vụ sản xuất.

Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đang là vấn đề đặt ra cho ngành mây tre đan.

Hội chợ làng nghề Việt lần thứ 20 và Hội thi sản phẩm làng nghề Hà Nội năm 2024 vừa diễn ra tại Trung tâm triển lãm hội chợ, số 489 Hoàng Quốc Việt, quy tụ tinh hoa làng nghề của gần 100 đơn vị đến từ 31 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Thành phố Hà Nội đang tích cực thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giữa các làng nghề với doanh nghiệp, cũng như các nhà nhập khẩu quốc tế. Nhiều hội chợ, triển lãm và các nền tảng thương mại điện tử đang được sử dụng như công cụ hữu hiệu để giới thiệu sản phẩm ra thế giới, tạo điều kiện cho các sản phẩm thủ công tiếp cận những thị trường lớn.

Được mệnh danh là “Đất trăm nghề”, Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề, đa phần là thủ công mỹ nghệ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nương theo diễn biến giá vàng thế giới, giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC trong nước hôm nay tiếp tục tăng mạnh, từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/lượng.

Trong đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ, bà Bùi Thị Thanh Hương, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), và ông Dương Thế Bằng, thành viên HĐQT, dự kiến chi hơn 1.000 tỷ đồng để mua gần 10% vốn ngân hàng.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, 54.008 doanh nghiệp bán lẻ và 208.995 doanh nghiệp bán buôn. Do đó, việc hỗ trợ chuyển đổi số bán buôn và bán lẻ không thể chậm trễ và cần đẩy mạnh theo hướng đưa toàn bộ hoạt động bán buôn, các doanh nghiệp, tạp hóa, cửa hàng bán lẻ từ môi trường thực lên môi trường số để tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh số khác nhau, mang lại giá trị, hiệu quả cao hơn.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, còn Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại 9 tháng năm nay đã vượt mốc 100 tỷ USD.

Sáng 22/11, giá vàng nhẫn trơn tăng thêm 500.000 đồng lên 86 triệu đồng, chỉ còn kém đỉnh cũ 3 triệu đồng một lượng.

Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.