Hà Nội tổ chức cuộc thi Văn hoá đọc 2024

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xây dựng kế hoạch tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ; Chương trình số 06 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025

Cuộc thi là sân chơi bổ ích và lý thú dành cho các em thanh thiếu niên, học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội, lan tỏa niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ; giới thiệu, quảng bá về Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến trên tiến trình hội nhập và phát triển.

Hà Nội tổ chức cuộc thi Văn hoá đọc 2024

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc, từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong nhà trường và cộng đồng, hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng đọc sách cho học sinh, khích lệ các em phấn đấu học tập và bằng những hành động, việc làm cụ thể để góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.

Hình thức thi cá nhân gồm 2 phần: Thuyết trình, hùng biện; thi bài viết hoặc video clip.

Cuộc thi Đại sứ văn hóa thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức từ cấp trường, cấp xã, cấp huyện đến cấp thành phố. Trong đó, cấp trường phấn đấu có từ 70% học sinh tham gia cuộc thi bằng hình thức viết bài, video clip. Mỗi trường chấm tuyển chọn 200 bài viết, video clip đạt giải cấp trường để tham dự cuộc thi cấp xã; chọn cử 3 thí sinh tham dự phần thi thuyết trình, hùng biện cấp xã, thành lập đội tuyển, luyện tập tham dự chung khảo tuyên truyền giới thiệu sách tham gia dự thi cấp xã. Cuộc thi cấp trường hoàn thành trước ngày 15/4/024.

Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội cấp xã sẽ chấm chọn 100 bài viết, video clip của thí sinh dự thi có chất lượng về hình thức và nội dung dự thi chung khảo cấp huyện; cử 3 Đại sứ văn hóa đọc đạt giải tại cấp xã tham gia dự thi cấp huyện; thành lập đội tuyển và luyện tập tuyên truyền giới thiệu sách tham gia dự thi cấp huyện, hoàn thành trước ngày 1/5/2024.

Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội cấp huyện chọn 50 bài viết, video clip của thí sinh đạt giải cấp huyện tham dự chung khảo cấp thành phố; cử 2 Đại sứ văn hóa đọc đạt giải tại cấp huyện tham gia dự thi cấp thành phố; thành lập đội tuyển và luyện tập tuyên truyền giới thiệu sách tham gia dự thi thành phố, hoàn thành trước ngày 1/7/2024.

Ban tổ chức nhận bài viết và video clip dự thi cấp thành phố từ ngày 5 đến 15/7/2024, tại Thư viện Hà Nội (47 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội) – Phòng Nghiệp vụ và Phong trào cơ sở, email tvhnphongtrao@gmail.com; sau đó chấm chọn và trao giải.

Hình thức thi tuyên truyền giới thiệu tập thể cấp thành phố gồm vòng sơ khảo tổ chức thành 4 cụm trước ngày 15/8/2024 và vòng chung khảo gồm 8 đội tuyển chọn từ 4 cụm, dự kiến tổ chức từ ngày 20 đến 25/8/2024.

hinh anh tac gia

thanhnga.nguyen76@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 26/4, làng nghề Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên đã tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật vào danh sách các điểm du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội và khai mạc tuần văn hóa - thương mại - làng nghề gắn với lễ hội truyền thống Lệ Mật. Tới dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.

Hướng đến ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), nhiều họa sĩ đã dành nhiều tâm huyết sáng tác các bức tranh dự thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, do Cục Văn hóa cơ sở phát động từ ngày 24/10/2023.

Tại Hà Nội đang diễn ra triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" với sự tham gia của nhiều các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa.

Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức buổi ra mắt tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh.

Hà Nội có trên 1.200 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, sự giàu có về văn hóa của Hà Nội vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng.

Từ một công trình công cộng đường phố đơn thuần, với sự sáng tạo của các nghệ sỹ, cầu vượt đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm, đã biến thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn và đặc sắc.