Hà Nội tổ chức lại giao thông đường Âu Cơ

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc tổ chức giao thông phục vụ thi công tuyến đường Âu Cơ (đoạn từ Xuân Diệu đến Lạc Long Quân), thuộc dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên

Cấm các phương tiện giao thông di chuyển theo 2 hướng từ ngõ 399 Âu Cơ đi cửa khẩu UBND phường Nhật Tân (và ngược lại).

Các phương tiện có thể chọn lộ trình thay thế theo hướng rẽ phải đi theo 2 làn đường mở rộng hiện trạng và đường dân sinh 2 bên đường Âu Cơ, quay đầu ở nút giao chợ hoa Quảng An (Xuân Diệu) hoặc nút giao An Dương Vương - Lạc Long Quân.

Thời gian phân luồng giao thông từ nay đến hết ngày 30/6/2024.

Hà Nội tổ chức lại giao thông đường Âu Cơ

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 2/7, thông tin từ Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông (Phòng PC07) Công an thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa cứu nạn thành công một nam sinh nhảy cầu tự tử.

Phân loại rác tại nguồn, việc tưởng dễ nhưng lại khó triển khai do thói quen của nhiều người... Bắt đầu từ ngày 1/7, Quận Hoàn Kiếm thí điểm thực hiện điều này ở tất cả 18 phường trên địa bàn.

Hiện nay, Hà Nội đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị với các công nghệ khác nhau phụ thuộc vào tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà thầu. Do đó, máy móc, thiết bị hoặc hệ thống của tuyến đường sắt đô thị này khó có thể sử dụng cho tuyến đường khác, gây ra sự lãng phí lớn về nguồn lực.

Hơn 10 năm nay, người dân sống dọc tuyến đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài thuộc quận Hoàng Mai khổ sở trước tình trạng thi công dở dang.

Sáng 2/7, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 6 thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với gần 500 cử tri của quận Hà Đông và các huyện Thanh Trì, Thanh Oai để báo cáo về kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, ghi nhận nguyện vọng, kiến nghị của cử tri.

Giai đoạn 2024-2030, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành 96,8 km đường sắt đô thị với nguồn vốn 14,6 tỷ USD. Các dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam hiện sử dụng vốn ODA từ nước ngoài, chủ yếu từ Nhật, châu Âu và Trung Quốc. Tiêu chuẩn kỹ thuật vì thế có sự ràng buộc và ưu tiên sử dụng sản phẩm xuất xứ nước tài trợ.