Hà Nội trong mắt người nước ngoài

Với nhiều người nước ngoài, từ lâu Hà Nội đã là nơi đáng sống, nơi gặp gỡ, kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai.

Đã từng đến thăm hơn 100 quốc gia, sống ở hơn 10 thành phố, nhưng khi đến Hà Nội trên cương vị Đại sứ Australia tại Việt Nam, ngài Đại sứ lại có cảm giác khác biệt với một thành phố hòa trộn giữa hiện đại và cổ kính.

Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski cho biết: “Hà Nội là một thành phố dung hòa giữa hiện đại và cổ kính. Hà Nội cũng là một thành phố xanh và tôi biết người Hà Nội thích cây xanh. Cơn bão Yagi tàn khốc vừa mới đây đã quật ngã rất nhiều cây xanh ở Hà Nội. Và điều tôi thực sự ấn tượng là những nỗ lực của thành phố trong việc cố gắng cứu càng nhiều cây càng tốt. Điều đó thực sự chạm đến trái tim tôi”.

Mặc dù công việc rất bận, thế nhưng cứ mỗi chiều Chủ nhật, vị đại sứ lại dành cho mình khoảng thời gian đi dạo trên các con phố của Hà Nội. Những ngày này, Hà Nội bắt đầu vào thu, thành phố trở nên thơ mộng và đẹp hơn, đó là những khoảnh khắc đáng nhớ nhất.

Người nước ngoài khi đến Hà Nội thường chọn tham quan những di tích lịch sử.

Đến Hà Nội từ năm 2022, là một người thích trải nghiệm, khám phá, nên dù thời gian ngắn, Hà Nội dường như trở nên quen thuộc với bà Mette Moglestue. Bà Mette Moglestue, Phó Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, chia sẻ: “Tôi rất may mắn vì đã đi thăm rất nhiều địa danh văn hóa và lịch sử của Hà Nội như Văn miếu, Nhà tù Hỏa Lò, Hoàng thành. Các di tích văn hóa và lịch sử của Thủ đô mang đến cho tôi cái nhìn hấp dẫn về di sản văn hóa và bề dày lịch sử của Việt Nam”.

Để hiểu hơn về Hà Nội, văn hóa, lịch sử của Việt Nam, người nước ngoài khi đến Hà Nội, ngoài những con phố, ẩm thực thì  thường chọn tham quan những di tích lịch sử. Thân thiện, mến khách, những nét kiến trúc cổ kính, hiện đại, sự đông đúc trên những con phố đã mang lại cho Hà Nội một nét riêng, một sự quyến rũ đối với những người nước ngoài.

Thành phố đang vươn mình phát triển, nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa, kiến trúc cổ kính, lịch sử nghìn năm văn hiến, và hơn hết, Hà Nội xứng đáng với tên gọi mà UNESCO trao tặng: thành phố vì hòa bình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không chỉ nổi tiếng là một lực lương tinh nhuệ, Đại đoàn 308 còn được biết đến là một trong những đội quân có nhiều chiến sĩ - văn nghệ sĩ là người con của Thủ đô Hà Nội. Với niềm tin son sắt, nhiều bài thơ, ca khúc về ngày chiến thắng đã được các chiến sĩ Đại đoàn 308 viết lên như dự cảm về một sự kiện lịch sử tất yếu.

Thủ đô nước Việt từng nhiều lần bị ngoại bang chiếm đóng, từng nhiều lần khói lửa ngút trời, gạch tan ngói vỡ... Sau mỗi đận binh lửa, lại “cởi súng lau mồ hôi trán/ Ta lại xây Hà Nội của ta”…

Hà Nội, những khoảnh khắc tháng 10 thật đặc biệt. Từ Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 trên quảng trường Ba Đình, đến những ngày tháng lịch sử 10/10/1954, khi Thủ đô rực rỡ cờ hoa với niềm hân hoan tột cùng đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Chiều 9/10, tại vườn hoa Đại học Công đoàn, Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội đã phối hợp cùng Quận ủy Đống Đa tổ chức lễ gắn biển công trình “Dân vận khéo” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Tham dự sự kiện có, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đinh Văn Khóa Hà Nội Bí thư Quận ủy Đống Đa Đinh Trường Thọ.

Tại Phiên họp thứ 38, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong trong thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Tuy nhiên, để hoàn thiện Báo cáo, các ý kiến tiếp tục chỉ ra một số vấn đề xã hội cần được đặc biệt quan tâm.

Sau hơn 13 năm được thành lập và đi vào hoạt động, qua mỗi năm với những chiến công trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, lực lượng 141 đã trở thành "quả đấm thép" của Công an Hà Nội và là nỗi khiếp sợ của các loại tội phạm đường phố.