Hà Nội trong trái tim bạn bè quốc tế
Đại sứ Palestine tại Việt Nam, Saadi Salama là Đại sứ nước ngoài gắn bó với Hà Nội lâu nhất. Ông tới Hà Nội theo chương trình học bổng từ những năm tháng sinh viên 1980. Ông cho biết, từ năm 11 tuổi, ông đã tìm hiểu về cách mạng Việt Nam. Với tất cả sự mong mỏi của mình, ông khao khát được sống, học hỏi và tìm hiểu về đất nước có thể mang về những kinh nghiệm thực tế cho Palestine.
Đã hơn 20 năm sinh sống và làm việc ở Hà Nội, Đại sứ Palestine nói tiếng Việt rất giỏi và có tâm hồn rất Việt Nam. Ông đã chứng kiến toàn bộ sự đổi thay và phát triển của Hà Nội.
Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama chia sẻ: "Khi tôi đến Hà Nội, Hà Nội mới có 1,5 triệu dân mà bây giờ đã xấp xỉ 10 triệu nên chúng ta có thể thấy sự phát triển của Việt Nam đã tăng gần 10 lần từ khi tôi đến Việt Nam. Tôi là người nước ngoài sống ở Thủ đô Hà Nội nhưng không bao giờ thấy mình là người nước ngoài mà thấy mình như là người Thủ đô. Chính vì vậy, Hà Nội sẽ mãi mãi trong trái tim tôi. Cuộc đời còn lại của tôi sẽ luôn đến với Hà Nội và sẽ tiếp tục đóng góp cho Hà Nội và Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác với các nước trên thế giới trong đó có các nước Ả rập và Palestine chúng tôi".
“Một Hà Nội khác” - bài viết của Đại sứ Palestine về Hà Nội đã đạt giải Nhất cuộc thi viết “Hà Nội trong tôi” do Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Hà Nội vừa tổ chức.
Còn giải đặc biệt cuộc thi được trao cho Giáo sư Ahn Kyong Hwan - người Hàn Quốc. Giáo sư Hwan đến Hà Nội 35 năm trước ở cương vị lãnh đạo Tập đoàn Huyndai. Và nay ở độ tuổi 70, ông chọn quay trở lại Hà Nội sinh sống và làm việc tại trường Đại học Nguyễn Trãi. Bài viết “Hà Nội là sao vàng trong tôi” của Giáo sư Hwan đã để lại ấn tượng đặc biệt về sự hiểu biết và tình yêu mà ông dành cho Hà Nội.
Giáo sư Ahn Kyong Hwan, Công dân Danh dự Thủ đô Hà Nội chia sẻ: "Với tôi, Hà Nội rất vĩ đại, nơi đây đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Cứ mỗi khi đất nước gặp khó khăn hay những lần bị giặc ngoại xâm đánh chiếm thì người dân Hà Nội luôn luôn đứng lên và sẵn sàng chiến đấu, giành lại Hà Nội từ tay kẻ thù và bảo vệ đất nước. Tròn 70 năm trôi qua kể từ ngày Hà Nội được giải phóng, tôi đã được tham dự buổi lễ kỷ niệm vừa được thành phố tổ chức với vai trò Công dân Danh dự của Thủ đô. Hà Nội là sao vàng trong tôi. Chỉ biết nói rằng, hãy cùng nhau nuôi dưỡng hòa bình thế giới bằng cách ngắm nhìn dòng nước xanh của hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chừng nào nước hồ Hoàn Kiếm vẫn còn và xanh như viên ngọc, người Việt Nam vẫn sẽ hát bài ca hòa bình. Mọi người trên toàn thế giới! Hãy cùng học “hòa bình”ở Hà Nội!”.
Đại sứ Palestine và Giáo sư Hwan là hai trong số rất nhiều người nước ngoài đã chọn gắn bó với Hà Nội. Những nét lịch sử, văn hoá độc đáo cùng sự đồng điệu về tâm hồn với người Việt là điều đã thôi thúc họ đóng góp nhiều hơn cho Thủ đô, để họ coi đây thực sự là quê hương thứ hai của mình.
Dịp Tết Nguyên đán, lượng khách đi tàu tại ga Sài Gòn tăng đột biến với khoảng 8.000 – 10.000 khách. Năm nay, lượng vé bán ra cao hơn khoảng 25% so với năm ngoái.
Sắp xếp đơn vị hành chính đi đôi với việc cơ cấu lại bộ máy và đội ngũ cán bộ. Thay đổi chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng khi đã có tâm huyết, sự kiên định và cả dũng khí để thay đổi và chấp nhận thay đổi, thì đây là cơ sở cho việc khơi dậy nguồn lực, để đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới.
Ngày 26/12, quận Thanh Xuân tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Đảng bộ phường Hạ Đình và Đảng bộ phường Thanh Xuân Bắc.
Sáng 26/12, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn.
Chiều 26/12, Đảng ủy cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương long trọng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đồng chí Lê Xuân Tùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Sáng 26/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80.
0