Hà Nội ‘xanh hoá’ 100% xe buýt công cộng

Dự kiến năm 2035, Hà Nội sẽ sử dụng xe buýt điện thay thế hoàn toàn xe buýt chạy bằng năng lượng hóa thạch. Đây là nội dung chính của dự thảo nghị quyết được lấy ý kiến để thông qua trong kỳ họp HĐND thành phố tới đây.

Hiện nay, Hà Nội có 120 tuyến buýt, thế nhưng chỉ 20 tuyến sử dụng nhiên liệu điện với 281 phương tiện. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, thời gian qua, các tuyến buýt sử dụng năng lượng xanh đã giúp thành phố giảm 32 triệu kilogram CO2, tương ứng trên 1,4 triệu cây xanh được trồng mới.

Xe buýt chạy bằng năng lượng sạch - khí nén CNG trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Hanoimoi.

Hàng ngày, anh Vũ Ngọc Hà (phường Việt Hưng, quận Long Biên) lựa chọn xe buýt điện để di chuyển từ nhà tới nơi làm việc. Anh Vũ Ngọc Hà nhận xét: “Tôi thường xuyên đi xe buýt điện, thời tiết khắc nghiệt nhưng trên xe mát, đi êm và  sạch sẽ”.

Lộ trình chuyển đổi được chia thành hai giai đoạn: từ năm 2024 – đến 2030 đạt 70% xe buýt điện, 30% xe buýt năng lượng xanh, giai đoạn hai đạt 100% xe buýt điện vào năm 2035 .Tổng nguồn lực cho đề án này là hơn 52 nghìn tỷ đồng.

Ông Tô Anh Tuấn, Chủ tịch Hội phát triển đô thị Hà Nội, cho biết: “Đề án đi theo xu hướng chung của thế giới và đa số người dân ủng hộ chủ trương này, các phương tiện mới sạch sẽ, ít mùi, ít ô nhiễm, giúp môi trường trong sạch thì người dân được hưởng thụ”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày mai (28/6), theo chương trình, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Thủ đô (Sửa đổi). Sửa đổi Luật Thủ đô là điểm nhấn lập pháp quan trọng của Kỳ họp thứ 7 cũng như của cả nhiệm kỳ.

Nhiều người dân sinh sống trên địa bàn huyện Mỹ Đức cho biết, trên tuyến đường trục Bắc - Nam nối Hà Nội với các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa thi công ì ạch hơn 6 tháng khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Là dự án trọng điểm có vai trò giảm ùn tắc, tuy nhiên do vướng nhiều thủ tục, dự án đường Âu Cơ - Nhật Tân đã bị chậm nhiều năm vẫn chưa thể thông xe vào 30/6 như kế hoạch.

Theo các chuyên gia, vấn đề “làn đường riêng” hay “làn đường ưu tiên” cần đặt vào sự nghiên cứu tổng thể quy hoạch đô thị để phát triển hệ thống giao thông công cộng.

Tại kỳ họp thứ 13 HĐND quận Thanh Xuân khoá VI, các đại biểu đã xem xét những báo cáo và tập trung quyết liệt chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng, các dự án trọng điểm từ nay đến cuối năm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 6 và Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, được các cơ quan hoàn thiện, tiếp thu chỉnh lý để trình Quốc hội bấm nút thông qua vào ngày 28/6 tới.