Hà Nội 'xanh' hóa xe buýt

Trong nhiều năm qua, UBND thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng. Trong đó, xe buýt giữ vai trò quan trọng nhằm thay thế dần xe cá nhân, hạn chế ùn tắc giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường xuất phát từ khí thải phương tiện.

Để phát triển số lượng xe buýt vừa bảo đảm phục vụ vận tải hành khách công cộng, vừa bảo vệ môi trường, hạn chế khí thải là vấn đề đang được cả nhân dân và chính quyền Hà Nội đặc biệt quan tâm. Do đó, nhiệm vụ phát triển loại hình xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường là mục tiêu cấp thiết, cần được tạo điều kiện hết mức để nhân rộng.

Để khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân, thành phố đang “xanh hóa” phương tiện giao thông công cộng.

Xây dựng giao thông xanh, phương tiện thân thiện với môi trường là giải pháp mà thành phố Hà Nội đang hướng tới nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí. Để khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân, thành phố cũng đang “xanh hóa” phương tiện giao thông công cộng, trong đó có các tuyến xe buýt.

Chị Lê Thị Thanh – quận Long Biên chia sẻ: “Người dân chúng tôi mong mỏi thành phố sẽ có nhiều tuyến xe buýt bằng điện để giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường".

Với 142 xe buýt điện và 139 xe buýt sử dụng khí thiên nhiên nén CNG, theo thống kê của các chuyên gia, sau hai năm triển khai, số lượng xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch đã giúp giảm 32 triệu kg CO2 tương đương 1,4 cây xanh được trồng mới.

Với mục tiêu “xanh hóa” giao thông công cộng, vài năm trở lại đây, Hà Nội đang thực hiện từng bước, cụ thể hóa mục tiêu, trong đó kế hoạch sử dụng xe buýt điện để thay thế hàng loạt tuyến xe buýt truyền thống.

Hiệu quả là thấy rõ, thành phố Hà Nội đang xây dựng đề án chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh, trong đó, đẩy mạnh phát triển xe buýt điện cũng đang được các ngành chức năng tính toán kỹ lưỡng.

Mặc dù được xác định là xu hướng tất yếu, thế nhưng quá trình chuyển đổi sang sử dụng xe buýt điện tại Thủ đô Hà Nội vẫn còn những khó khăn nhất định. Điển hình như chi phí đầu tư phương tiện xanh cao từ 2 - 3 lần so với xe buýt truyền thống sử dụng diesel. Bên cạnh đó là nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng liên quan đến trạm sạc điện, hệ thống trạm biến áp, nguồn cấp điện, hệ thống điều khiển. Các doanh nghiệp mong muốn sớm được tháo gỡ.

Với mục tiêu “xanh hóa” giao thông công cộng, vài năm trở lại đây, Hà Nội đang thực hiện từng bước, cụ thể hóa mục tiêu, trong đó kế hoạch sử dụng xe buýt điện để thay thế hàng loạt tuyến xe buýt truyền thống. Quyết tâm “xanh hóa” giao thông công cộng của thành phố Hà Nội được cho là phù hợp với Quyết định số 876 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methane của ngành giao thông vận tải. Trong đó nêu rõ, cam kết quốc tế của chính phủ nước ta là đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, thuộc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, cho biết sẽ di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp để lấy mặt bằng làm công trình hạ tầng kỹ thuật, trạm xe buýt… kết nối Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Trong tuần (từ ngày 19 đến 26/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước đó) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước đó).

"Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội" là một sản phẩm du lịch mới nhất của Hà Nội trong tháng 4 này. Những tiềm năng du lịch của Hà Nội đang được đánh thức với cách tiếp cận mới, được thể hiện qua việc kết nối các điểm đến đặc sắc của Thanh Oai - Ứng Hòa và Mỹ Đức, để tạo nên những sản phẩm du lịch có khả năng khai thác thực tiễn chứ không chỉ còn là ý tưởng.

Nghệ thuật tranh đường phố, bích họa đã có mặt và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam từ khá lâu, nhưng những năm gần đây mới trở nên phổ biến hơn ở Hà Nội. Những bức họa đã góp phần điểm tô sự sinh động cho các bức tường, khu phố khắp Thủ đô.

Văn phòng thành ủy Hà Nội vừa phát đi thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy, đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành và một số cơ quan, đơn vị liên quan tập trung dành nguồn lực đầu tư, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình 04 nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Các tuyến phố Hà Nội những ngày này khoác lên mình màu áo mới, với rực rỡ màu sắc cờ Tổ quốc, băng rôn, pano, tranh cổ động, chào mừng kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.