Hà Nội xử lý nghiêm vi phạm trong đấu giá đất
Theo đó, UBND thành phố yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong đấu giá, bao gồm cả việc dừng phiên đấu giá ngay khi phát hiện những hành vi bất thường như thông đồng, gây rối, hoặc mất trật tự.
Để bảo đảm sự công bằng và minh bạch trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất, UBND thành phố Hà Nội giao Công an thành phố phối hợp giám sát, hướng dẫn các quận, huyện về biện pháp ngăn chặn các vi phạm. Đặc biệt, các trường hợp tham gia đấu giá và trả giá cao “bất thường”, nhưng sau đó không nộp tiền trúng đấu giá sẽ bị xử lý nghiêm.
Công an thành phố sẽ theo dõi, giám sát và kịp thời phát hiện các vi phạm trong quá trình đấu giá, từ đó đề xuất các giải pháp, nhằm ngăn chặn những đối tượng vi phạm tiếp tục tham gia đấu giá ở các phiên sau. Các hành vi thông đồng, dìm giá hoặc cố tình tạo ra sự hỗn loạn trong quá trình đấu giá sẽ được điều tra và xử lý triệt để.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 rằng Chính phủ và các cơ quan chức năng đang có những động thái cụ thể nhằm kiểm soát thị trường bất động sản.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, cả nước mới có khoảng 40.000 môi giới bất động sản được cấp chứng chỉ hành nghề, con số này còn ít so với số lượng môi giới đang hành nghề trên cả nước.
UBND thành phố Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến về quy định áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 của Luật Thủ đô 2024).
Từ ngày 7/10, Quyết định 61/2024 của UBND thành phố quy định các nội dung liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai bắt đầu có hiệu lực.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến hết tháng 4/2024, cả nước đã xây dựng được khoảng trên 400 công trình xanh với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 10 triệu m².
Thành phố Hà Nội quy định diện tích tối thiểu để tách thửa là 50m2 . Luật đất đai 2024 cũng quy định việc tách thửa đất thổ cư phải đảm bảo những điều kiện cụ thể.
0