Hà Nội xử lý nhà đất dôi dư sau sáp nhập

Trong số 6.764 cơ sở nhà, đất dôi dư do sáp nhập các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Hà Nội đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.018 cơ sở.

Nhiều nhà đất công bị bỏ hoang, một số khu nhà, căn hộ tái định cư, tài sản công để không lâu năm hư hỏng, xuống cấp.

Thực hiện Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công và hướng dẫn của Bộ Tài chính, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 190 năm 2023 đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của thành phố, trong đó xác định cụ thể tiến độ thực hiện và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

Thành phố phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 100% cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của mình trong năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong số 6.764 cơ sở nhà, đất dôi dư do sáp nhập các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Hà Nội đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.018 cơ sở.

Thời gian qua, giá nhà đất tại Hà Nội được cho là tăng cao một cách phi lý. Theo các chuyên gia bất động sản thì đó chỉ là một làn sóng “thổi giá”.

Dự kiến trong tháng 7 tới, tiêu chuẩn Việt Nam về nhà ở riêng lẻ với yêu cầu chung về thiết kế đối với các công trình nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, hay còn gọi là chung cư mini, có quy mô dưới 7 tầng sẽ được ban hành.

Giá đất nền, chung cư tăng ảo nhưng loại hình nhà cho thuê lại đang tăng thực, khiến người đi thuê gặp khó khăn.

Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã có văn bản đề xuất xây mới 9 khu nhà ở xã hội tập trung trong các quy hoạch phân khu đô thị, với tổng diện tích gần 669 ha.

Xu thế đang được nhiều người chấp nhận là tìm mua chung cư chưa hoặc không có sổ hồng, đất xen kẹt, đất chưa đủ pháp lý để phù hợp với khả năng tài chính.