Hạ tầng giao thông thúc đẩy thị trường BĐS Tây Hà Nội

Năm 2024, thị trường địa ốc được dự báo còn nhiều thách thức. Song với sự đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng đô thị, bất động sản được kỳ vọng sẽ hồi phục nhanh chóng khi nhu cầu nhà ở ngày càng tăng.

Điểm nhấn thời điểm này chính là những dự án xung quanh các tuyến hạ tầng khu vực phía Tây Thủ đô đang được đầu tư.

Đường Lê Quang Đạo kéo dài từ Đại lộ Thăng Long qua phường Đại Mỗ đến Dương Nội đã thi công đạt 80% khối lượng, dự kiến thông xe vào tháng 9 năm 2024. Trục giao thông trọng điểm này đi qua một loạt các dự án bất động sản như Luis City Đại Mỗ, các phân khu của khu đô thị Dương Nội, khu đô thị An Hưng…tạo tính kết nối đồng bộ.

Dự án xung quanh các tuyến hạ tầng khu vực phía Tây Thủ đô đang được đầu tư.

Theo quy hoạch tuyến Lê Quang Đạo sẽ được kéo dài đến phường Yên Nghĩa quận Hà Đông, giao với đường Lê Trọng Tấn (Vành đai 3, 5) và đấu nối vào Vành đai 4 giúp cho hạ tầng khu vực phía Tây ngày càng hoàn thiện. Đây sẽ là động lực lớn cho thị trường bất động sản khu vực.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong – Chuyên gia kinh tế chia sẻ: “Hạ tầng giao thông sẽ là động lực cho bất động sản không chỉ về thanh khoản mà còn là động lực cho yếu tố giá”.

Năm 2024, Hà Nội sẽ triển khai 58 dự án hạ tầng giao thông. Trong đó, các dự án vành đai kết nối đang được đôn đốc thực hiện nhanh chóng. Đặc biệt, theo quy hoạch Hà Nội sẽ có thêm trung tâm hành chính kinh tế mới được hình thành ở khu vực phía Tây Thủ đô.

Năm 2024, Hà Nội sẽ triển khai 58 dự án hạ tầng giao thông.

Dự án đường Vành đai 3, 5 từ Đại Lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32 sắp hoàn thành kết nối các Khu đô thị Kim Chung – Di Trạch, Vân Canh, Dương Nội, An Khánh, Vinhomes Smart City với các dự án bất động sản tiêu biểu tại khu vực phía Tây được nhiều nhà đầu tư quan tâm như: An Quý Villa, Solasta Mansion.

Bên cạnh đó, đường Vành đai 4 đang trong giai đoạn đẩy nhanh tiến độ để 2027 thông xe đường song hành. Đây chính là những dự án hạ tầng trọng điểm của thành phố Hà Nội góp phần thay đổi diện mạo khu vực phía Tây Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cụ thể hóa Luật Kinh doanh bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp dành cho các cá nhân, tổ chức.

Để phát triển nhà ở xã hội, các chuyên gia cũng kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 6% thay vì 10% như hiện nay cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và giảm lãi suất cho người mua nhà.

Nhà ở giá rẻ, đặc biệt là nhà ở xã hội hiện vẫn thiếu hụt số lượng lớn. Bởi vậy, thông tin UBND thành phố Hà Nội sẽ điều chỉnh và chuyển đổi khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê đã được người dân hết sức quan tâm.

Với 87,89% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Giá nhà, đất đang bị đẩy cao phi lý, người có nhu cầu ở thực ngày càng khó tiếp cận. Đây là hệ lụy của tình trạng đầu cơ, thổi giá liên tiếp diễn ra trong thời gian dài vừa qua. Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển bền vững, Nhà nước cần có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả gắn với thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.

Giá chung cư tăng cao phi lý, vượt xa giá trị thực đã khiến nhiều người dừng kế hoạch mua và tiếp tục chọn phương án thuê nhà với kỳ vọng cơ quan chức năng sẽ vào cuộc quyết liệt ngăn chặn tình trạng đầu cơ, thổi giá, đưa thị trường bất động sản trở lại lành mạnh.